Thứ sáu, 03/05/2024 | 08:17

Thứ sáu, 03/05/2024 | 08:17

Bài báo khoa học

Cập nhật 02:10 ngày 31/05/2023

Chất thải rắn từ quá trình khí hóa vỏ mắc-ca: tiềm năng sử dụng làm vật liệu hấp phụ

TÓM TẮT 
Việc mở rộng sản xuất mắc-ca trên toàn cầu dẫn đến nguy cơ ngày càng tăng của các sản phẩm phụ như vỏ hạt mắc ca gây ô nhiễm môi trường. Sự kết hợp giữa năng lượng và sản xuất than sinh học từ hạt mắc ca là một giải pháp khả thi để tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và tạo ra các chất hấp phụ gốc sinh học có giá trị cao, mang lại nhiều ứng dụng trong việc xử lý môi trường. Trong nghiên cứu này, các kết quả thực nghiệm thu được về các đặc tính của vỏ hạt mắc ca đã làm nổi bật tính thích hợp của nó làm nguyên liệu cho quá trình khí hóa sinh khối với độ ẩm và hàm lượng tro tương đối thấp lần lượt là 5,62% và 0,99%. Hàm lượng chất bốc bay được tìm thấy trong vỏ hạt mắc-ca là đáng kể 82,59% và nhiệt trị cao của vỏ mắc-ca được xác định là 18,71MJ/kg. Phân tích SEM, BET về chất thải rắn cho thấy bề mặt than có độ xốp tương đối lớn, diện tích bề mặt là 783,04m2 /g. Hơn nữa, phân tích FT-IR cho thấy ít nhóm chức lưu lại trên bề mặt than. 
Từ khóa: Than sinh học, vỏ hạt mắc-ca, khí hóa, nông nghiệp bền vững, hấp phụ.
Ảnh minh họa vỏ mắc-ca (Nguồn: maccacaonguyen.vn/)
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Nguyễn Văn Đông1, Trần Văn Bẩy2, Nguyễn Hồng Nam2, Vũ Ngọc Linh1,*
1Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 
2Khoa Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Vận tải 
3Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Tập 58, Số 5 (Tháng 10/2022)
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 7
  • 3
  • 4
  • 6
  • 2
  • 5
lên đầu trang