Thứ bảy, 27/04/2024 | 16:36

Thứ bảy, 27/04/2024 | 16:36

Bài báo khoa học

Cập nhật 01:17 ngày 02/12/2021

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và nuôi sinh khối loài vi tảo lục (Nannochloris Atomus) phân lập tại Việt Nam cho tách chiết các chất có hoạt tính sinh học

TÓM TẮT
Vi tảo được biết đến là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho nhiều đối tượng nuôi trồng thủy, hải sản và là nguyên liệu tiềm năng để khai thác các chất có hoạt tính sinh học cao cho con người. Các kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học và nuôi đủ sinh khối tảo cho tách chiết các hợp chất có giá trị từ vi tảo lục Nannochloris atomus là hoàn toàn mới ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, dựa trên đặc điểm hình thái và trình tự gen 18S rRNA, tên khoa học chính xác của chủng Nannochloris sp. NT12 đã được định  tên  và  thuộc  về loài N.atomus có độtương đồng đạt  99,7%  so  với  loài N.atomus CCAP251.7 (AB080303.1) và đã được cấp mã số trên ngân hàng gen là MW007766. Chủng vi tảo biển này sinh trưởng tốt nhất dưới điều kiện với môi trường Walne, mật độ tế bào ban đầu 3 x 106 tế bào/mL, nhiệt độ 25 -30oC, cường độ ánh sáng 60 -100 μmol/m2s, pH= 7,0, độ mặn 30‰, với giá trị mật độ tế bào tảo đạt cao nhất là 30 x 10tế bào/mL sau 30 ngày nuôi cấy. Sinh khối chủng N. atomus NT12 nuôi ở quy mô pilot (trong bình nhựa 10 L và hệ thống nuôi kín bể phản ứng quang sinh 20 -50 L) cũng đạt năng suất cao (209 mg/L/ngày) và giàu các acid béo không bão hòa đa nối đôi như oleicacid (C18:1n-9), linoleic (C18:2n-6) và α-linolenic  (C18:3n-3), đảm bảo chất lượng cho tách chiết các hợp chất có giá trị sinh học quý.
Từ khóa: acid béo không bão hòa đa nối đôi, Nannochloris atomus, hoạt tính sinh học, sinh khối, vi tảo
Xem toàn bộ bài viết TẠI ĐÂY.
Lưu Thị Tâm1,  Ngô  Thị Hoài  Thu1,  Nguyễn  Thị Minh Hằng4, Châu Văn Minh4, Đặng  Diễm Hồng1, 2, 3
1Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệViệt Nam
3Trường Đại học Thủy Lợi4Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(Nguồn: Tạp chí Công nghệ Sinh học19(3): 577-588, 2021)
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 7
  • 6
  • 1
  • 4
  • 4
lên đầu trang