Thứ bảy, 27/04/2024 | 10:30

Thứ bảy, 27/04/2024 | 10:30

Tin tổng hợp

Cập nhật 08:17 ngày 13/07/2020

Chủ động nguồn vật liệu nhờ công nghệ nuôi cấy mô tế bào

Các nhà khoa học đến từ Viện Di truyền Nông nghiệpViện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong việc lưu giữ các mẫu giống sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, sâm Vũ Diệp và tam thất hoang nhằm duy trì, lưu giữ và phát triển các loài cây dược liệu quan trọng. 
Sâm Ngọc Linh được phát hiện vào những năm 70 của thế kỷ trước, là loài nhân sâm thứ 20 trên thế giới, được xếp vào hàng thượng đẳng, chứa nhiều giá trị dược chất cực kỳ quan trọng, đặc biệt tốt cho sức khỏe người dùng. Trong khi đó, sâm Vũ Diệp thường được dân gian sử dụng làm thuốc bổ cải thiện tình trạng thiếu máu ở phụ nữ sau sinh.
Sâm Ngọc Linh
Sâm Lai Châu phân bố ở dãy núi Pu Si Lung và lân cận (Mường Tè và tây Sìn Hồ, giáp biên giới với Trung Quốc) và dãy núi Pu Sam Cáp nằm giữa các huyện Sìn Hồ và Tam Đường với thành phố Lai Châu. Tam thất hoang có tên khoa học là Panax stipuleanatus, phân bố trên dãy Hoàng Liên Sơn.
Các loài sâm này này đang ngày càng khan hiếm do bị khai thác quá mức và đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nuôi cấy mô thực vật, trong đó nuôi cấy phôi soma là công cụ hữu hiệu để lưu giữ dài hạn. Ở Việt Nam, một số kết quả nghiên cứu gần đây đã nhân phôi vô tính qua giai đoạn mô sẹo để nhân nhanh sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu và sâm Vũ Diệp thành công. Các tác giả nghiên cứu ứng dụng công nghệ này cho sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, sâm Vũ Diệp và tam thất hoang để lưu giữ mẫu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình lưu giữ các mẫu giống sâm Việt Nam được hoàn thiện bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật. Môi trường MS + 0,5 mg/L 2,4-D thích hợp cho cảm ứng tạo mô sẹo từ mô chồi mầm và MS + 1,0 mg/L 2,4-D thích hợp cho cảm ứng tạo mô sẹo từ mô củ các mẫu sâm Việt.
Tỷ lệ phôi soma tạo thành cao nhất trên môi trường MS + 1,0 mg/L 2,4-D + 1 mg/L NAA + 0,5 mg/L TDZ trên mẫu sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu và sâm Vũ Diệp. Riêng đối với mẫu tam thất hoang môi trường MS + 1,0 mg/L 2,4-D + 1 mg/L NAA + 0,3 mg/L đạt hiệu quả tạo thành phôi soma cao nhất.
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật 
Môi trường tối ưu cho sự nảy mầm và phát triển của phôi thành cây con là MS + 0,5 mg/L NAA + 1,0 mg/L BA. Cây con hoàn chỉnh các mẫu sâm lưu giữ được nuôi cấy trên môi trường SH1/2 + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA + 0,2 g/L than hoạt tính thích hợp cho sự sinh trưởng và ra rễ của cây con với củ micro.
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật hay nhân giống in vitro hay nuôi cấy mô đều là các thuật ngữ miêu tả những cách thức nuôi cấy những bộ phận thực vật trong ống nghiệm cùng môi trường và điều kiện vô trùng. Môi trường trong ống nghiệm có chứa những thành phần dinh dưỡng như muối khoáng, vitamin, những hormone sinh trưởng và đường. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật để lưu giữ các mẫu giống sâm Việt Nam ở dạng phôi vô tính và cây con hoàn chỉnh của các nhà khoa học đến từ Viện Di truyền Nông nghiệp và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chủ động nguồn vật liệu cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Mai Ngọc t/h
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 7
  • 3
  • 9
  • 8
  • 5
lên đầu trang