Thứ hai, 29/04/2024 | 17:28

Thứ hai, 29/04/2024 | 17:28

Tin tổng hợp

Cập nhật 02:46 ngày 07/04/2023

Malaysia giải quyết thách thức an ninh lương thực bằng công nghệ sinh học

Đổi mới công nghệ sinh học có thể không giải quyết được tất cả các vấn đề an ninh lương thực, nhưng có khả năng mang lại các giải pháp thiết thực để giảm bớt đáng kể những thách thức này.
Theo Giám đốc Điều hành Tập đoàn Phát triển Kinh tế Sinh học Malaysia (Bioeconomy Corporation) Khairul Fidzal Abdul Razak, Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (MOSTI) Arthur Joseph Kurup mới đây đã nhấn mạnh rằng công nghệ sinh học có thể giải quyết các thách thức về an ninh lương thực của Malaysia. Bioeconomy Corporation - đơn vị thúc đẩy tăng trưởng công nghệ sinh học để phát triển kinh tế trực thuộc MOSTI - cũng ủng hộ quan điểm này.
Người dân mua hàng tại một siêu thị ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Bioeconomy Corporation hỗ trợ các tổ chức công nghệ sinh học phát triển các giải pháp sáng tạo để giải quyết các thách thức về an ninh lương thực, như thiếu nguồn cung lương thực, chi phí sản xuất và giá lương thực tăng cao. Đổi mới công nghệ sinh học có thể không giải quyết được tất cả các vấn đề an ninh lương thực, nhưng có khả năng mang lại các giải pháp thiết thực để giảm bớt đáng kể những thách thức này.
Thứ nhất, công nghệ sinh học có thể giúp hạ giá thành sản xuất lương thực bằng cách giảm chi phí đầu vào và nguyên liệu. Các công ty công nghệ sinh học địa phương sản xuất các nguồn protein thay thế từ thực vật và côn trùng, như ấu trùng ruồi lính đen (black soldier fly) là thức ăn chăn nuôi giàu protein và chuyển hóa chất thải hữu cơ thành protein. Cách tiếp cận này làm giảm sự phụ thuộc vào thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đắt tiền như ngô và giải quyết tình trạng lãng phí thực phẩm.
Theo Allied Market Research, thị trường thức ăn côn trùng toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 9,7 tỷ RM (2,1 tỷ USD) vào năm 2031, với phân khúc ấu trùng ruồi được dự đoán sẽ có doanh thu cao nhất và CAGR nhanh nhất là 26,5% giai đoạn 2022 - 2031. Công nghệ sinh học chắc chắn sẽ góp phần vào sự tăng trưởng đáng kể này.
Công nghệ tiên tiến
Các công ty Malaysia đang áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng giống và sản xuất các loại cây trồng và rau chủ yếu như lúa, dưa chuột và ớt. Nhân giống phân tử cho phép người nông dân xác định các giống cây trồng tốt nhất mà không cần đợi cây phát triển về mặt thể chất, trong khi nuôi cấy mô cho phép sản xuất vật liệu trồng trọt mà không cần dựa vào thời gian nảy mầm của hạt.
Các ứng dụng công nghệ sinh học này giúp người nông dân tiết kiệm thời gian đáng kể và tạo ra vật liệu trồng trọt với các đặc tính mong muốn, như năng suất cao và khả năng kháng bệnh, mang lại sự tăng năng suất cây trồng và lợi nhuận.
Các công ty công nghệ sinh học địa phương cũng sử dụng chất thải của nhà máy dầu cọ và các sản phẩm phụ nông nghiệp để tạo ra phân bón sinh học và phân hữu cơ, nâng cao năng suất cây trồng lên tới 40% bằng cách khai thác thế mạnh của các vi khuẩn có lợi.
Những sản phẩm này làm tăng khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe của đất bằng cách cố định đạm, hòa tan phốt phát và kali. Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu sinh học cũng có thể làm giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học và thuốc trừ sâu độc hại, do đó ngăn chặn khả năng kháng sâu bệnh, suy thoái đất, ô nhiễm nước và khí thải nhà kính.
Hơn nữa, những tiến bộ trong công nghệ tế bào đã cho phép các công ty sản xuất các loại protein thay thế như hải sản và thịt trong phòng thí nghiệm mà không cần các phương pháp canh tác thông thường, do đó giảm lượng nước tiêu thụ, diện tích đất và khí thải nhà kính.
An toàn thực phẩm
Hội nghị về thịt nuôi trồng do Thứ trưởng MOSTI chủ trì vào tháng trước đã đánh dấu bước quan trọng hướng tới đảm bảo tương lai của thực phẩm ở Malaysia.
Các Nghiên cứu và Thị trường ước tính đến năm 2040, 60% sản phẩm thịt có thể được sản xuất trong các lò phản ứng sinh học và được bán tại các cửa hàng cũng như nhà hàng trên toàn thế giới. Một công ty công nghệ sinh học địa phương đang lên kế hoạch thành lập cơ sở sản xuất thịt nuôi trồng đầu tiên của Malaysia ở bang Penang vào năm 2024, cách mạng hóa thực trạng thực phẩm hiện nay và cung cấp lựa chọn thay thế về lương thực trong bối cảnh dân số ngày càng gia tăng.
Mặc dù các công ty công nghệ sinh học của Malaysia đang đạt được những bước tiến đáng kể, nhưng vẫn cần triển khai trên quy mô lớn hơn để có tác động sâu rộng đến an ninh lương thực.
Chính sách Quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới của MOSTI và Chính sách Công nghệ Sinh học Quốc gia 2.0 đang cung cấp một khuôn khổ vững chắc. Tuy nhiên, các bên liên quan thuộc khu vực công và tư nhân vẫn cần đạt được những triển khai thực tế.
Các ưu đãi về thuế theo BioNexus Status và các chương trình nâng cao nhận thức hiện rất hữu ích. Tuy nhiên, sự tham gia của người dùng cũng rất quan trọng để công nghệ sinh học có hiệu quả. Không có người sử dụng, công nghệ sinh học sẽ chỉ là lý thuyết mà không có tác động thực tế đến an ninh lương thực./.
Theo https://bnews.vn/
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 9
  • 2
  • 7
  • 7
  • 3
lên đầu trang