Thứ bảy, 27/04/2024 | 15:48

Thứ bảy, 27/04/2024 | 15:48

Kiến thức khoa học

Cập nhật 02:44 ngày 07/04/2023

Tiềm năng của công nghệ sinh học với dữ liệu thử nghiệm trên người

Các công ty công nghệ sinh học tư nhân đã sẵn sàng quay trở lại với những đợt ra mắt công chúng vào cuối năm 2023.
Đầu năm 2023, những đợt IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) trên tất cả các lĩnh vực toàn cầu đều giảm sút khi nhiều ngân hàng tăng lãi suất mạnh để kiềm chế lạm phát, chấm dứt kỷ nguyên đồng tiền mất giá.
Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, chỉ có 47 đợt IPO vào năm ngoái, huy động được khoảng 4 tỉ USD. Trong khi đó, năm 2021 ghi nhận 152 đợt chào bán và thu hút hơn 25 tỉ USD.
Các công ty công nghệ sinh học gặp khó khăn khi lãi suất ngân hàng tăng mạnh. Ảnh: Cơ quan Dược phẩm châu Âu
Điều kiện kinh tế khó khăn khiến giới đầu tư có xu hướng chọn các công ty thử nghiệm thuốc trên người. Nhiều nhà khởi nghiệp dự kiến sẽ khai thác thị trường IPO công nghệ sinh học tại Mỹ trong năm 2023 khi Cục Dự trữ Liên bang giảm quy mô tăng lãi suất, từ đó đặt nền tảng cho các thử nghiệm lâm sàng tốn kém.
Các công ty chưa có dữ liệu thử nghiệm thuốc trên người khó có thể thu hút sự chú ý của giới đầu tư cổ phiếu do điều kiện tài chính ngày càng thắt chặt.
Bên cạnh đó, hàng loạt dự án công nghệ sinh học gây thất vọng về kết quả trong đợt bùng nổ IPO vào năm 2021 cũng khiến giới đầu tư thận trọng hơn.
 
Giới đầu tư ưu tiên lựa chọn các công ty dược phẩm có dữ liệu thử nghiệm trên người. Ảnh: Cơ quan Dược phẩm châu Âu
David Pinniger, quản lý Quỹ Công nghệ sinh học tại Polar Capital, nhận định: “Trong vài năm qua, các công ty có xu hướng tung ra thị trường tất cả mọi thứ và không đưa ra bằng chứng xác thực. Sau nhiều đợt IPO thất bại, các nhà đầu tư đã sáng suốt hơn khi tin vào sức nặng của thử nghiệm lâm sàng trên người”.
Cùng với các điều kiện vĩ mô đầy thách thức, một chuỗi dữ án công nghệ sinh học yếu kém và việc thiếu các thương vụ mua bán lớn cũng làm giảm sự quan tâm của nhà đầu tư đối với lĩnh vực này trong nửa đầu năm 2022, cản trở việc định giá công ty.
 
Nhiều đợt IPO trong năm 2022 đã chứng kiến sự thất bại bởi không có thử nghiệm lâm sàng. Ảnh: Cơ quan Dược phẩm châu Âu
Các công ty phát triển dược phẩm nhỏ lẻ chứng kiến sự thất bại khi không có bất kỳ sản phẩm nào được phê duyệt trên thị trường. Họ buộc phải cắt giảm chi phí bằng cách từ bỏ một số chương trình nghiên cứu thuốc và thực hiện sa thải khi nguồn tài trợ cạn kiệt.
Hy vọng đến với các nhà khởi nghiệp công nghệ sinh học khi giới nghiên cứu chỉ ra phương pháp điều trị những căn bệnh khó chữa đang phát triển. Thuốc cải thiện bệnh Alzheimer, liệu pháp tế bào và gene cũng như công nghệ RNA mang tính đột phá đang dần thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Các nhà phân tích cho biết, nửa cuối năm 2023 có khả năng sẽ chứng kiến ​​​​sự gia tăng đáng kể của các đợt IPO công nghệ sinh học khi thị trường đang chờ đợi sự cắt giảm lãi suất. Cùng với dữ liệu lâm sàng mạnh mẽ, giới đầu tư sẽ tìm kiếm các công ty có đội ngũ quản lý có khả năng đưa họ đến thành công sau khi niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Nhà phân tích David Hoang của SMBC Nikko Securities America cho biết: “Một điều may mắn trong thời kỳ suy thoái công nghệ sinh học là các công ty nhận ra rằng họ không nhất thiết phải được định giá cao vì họ có một số dự án vô cùng tiềm năng”.
 
Các nhà phân tích dự đoán IPO công nghệ sinh học sẽ trở lại mạnh mẽ vào cuối năm 2023. Ảnh: Cơ quan Dược phẩm châu Âu
Một số công ty công nghệ sinh học đã nộp đơn xin IPO trong năm nay. Các nhà phát triển thuốc giai đoạn lâm sàng như Mineralys Therapeutics và Structure Therapeutics đã ra mắt thị trường thành công sau các dịch vụ của họ.
Theo https://laodong.vn/
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 7
  • 6
  • 0
  • 1
  • 5
lên đầu trang