Thứ năm, 16/05/2024 | 20:11

Thứ năm, 16/05/2024 | 20:11

Kiến thức khoa học

Cập nhật 09:50 ngày 24/10/2018

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nhân giống 2 loài lan dược liệu

2 loài lan dược liệu là lan Kim tuyến và lan Thạch hộc tía, do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Trung tâm) sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân giống. Đây là kết quả chuyển giao của Viện Sinh học Nông nghiệp. Sở KH&CN vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện dự án này ngày 22/8.
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật được nhóm tác giả thực hiện theo các bước: Vào mẫu, tái sinh chồi, nhân nhanh và tạo cây hoàn chỉnh. Đối với lan Kim tuyến, thời gian từ khi vào mẫu đến khi ra cây khoảng 42-44 tuần; chiều cao trung bình đạt 4,14cm; số đốt trung bình/ cây đạt 3,23 đốt; số lá trung bình đạt 4,62 lá/ cây; cây khỏe, lá dày, màu xanh đậm. Đối với lan Thạch hộc tía, thời gian vào mẫu đến ra cây khoảng 40-41 tuần; chiều cao trung bình đạt 6,23cm; số lá trung bình đạt 5,12 lá/ cây. Số lượng cây giống in vitro sản xuất của dự án là 8.688 cây, trong đó có 3.000 lan Kim tuyến.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh dược liệu Lan Kim Tuyến rất quý hiếm.
Sau kỹ thuật tạo cây hoàn chỉnh trong phòng thí nghiệm, các mẫu cây này được trồng thử nghiệm tại nhà lưới Vườn quốc gia Cát Bà với diện tích 150m2. Kết quả cho thấy, lan Kim tuyến sau 30 ngày có tỉ lệ sống đạt 85,6%; sau 6 tháng trồng, chiều cao cây là 13,24; số lá trung bình 8,43 lá/ cây. Lan Thạch hộc tía có tỉ lệ sống 82,5% sau 30 ngày; chiều cao sau 6 tháng đạt 14,93cm, số lá trung bình 8,44 lá. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc 2 loại lan từ giai đoạn trồng đến thu hoạch.
Kết quả nghiên cứu của dự án và việc triển khai nhân rộng mô hình sẽ góp phần lưu giữ và phát triển 2 giống lan dược liệu quý, hướng đến bảo tồn đa dạng sinh học.
Theo Cổng Thông tin Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 8
  • 6
  • 2
  • 5
  • 9
  • 8
lên đầu trang