Thứ năm, 28/03/2024 | 21:34

Thứ năm, 28/03/2024 | 21:34

Bài báo khoa học

Cập nhật 04:44 ngày 09/07/2020

Tuyển chọn một số chủng vi khuẩn thuộc chi Paracoccus sinh tổng hợp astaxanthin

TÓM TẮT
Astaxanthin (thuộc nhóm carotenoids) không những có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng mà còn góp phần tạo nên màu sắc đỏ, làm tăng giá trị thương mại và giá trị thẩm mỹ của một số loài thủy sản như cá hồi, tôm, cá chép koi. Ngoài ra astaxanthin cũng được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Cho đến nay, astaxanthin được thu nhận chủ yếu từ tảo Haematococcus pluvialis và nấm men Phaffia rhodozyma. Bên cạnh đó, một số nhóm vi khuẩn, đặc biệt các loài thuộc chi Paracoccus như P. carotinifaciens, P. haeundaensis... cũng được công bố có khả năng sinh tổng hợp astaxanthin cao. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tuyển chọn các chủng thuộc chi Paracoccus phân lập từ một số vùng biển và rừng ngập mặn có khả năng sinh tổng hợp astaxanthin cao nhằm tạo nguồn dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn cho một số loại thủy sản. Từ 50 mẫu đất và nước thu thập được chúng tôi đã phân lập được hơn 90 chủng có khả năng sinh tổng hợp các sắc tố, trong đó có 33 chủng Gram âm. Phân tích hỗn hợp carotenoid của các chủng này bằng phương pháp TLC và phương pháp quang phổ cho thấy có 3 chủng C32, C38 và C47 có khả năng sinh tổng hợp astaxanthin lần lượt đạt 23 mg, 18 mg và 11 mg astaxanthin trên 1 g sinh khối. Dựa vào đặc điểm sinh lý, sinh hóa và trình tự gen 16S rRNA có thể kết luận rằng chúng tôi đã phân lập được chủng vi khuẩn C32 và C38 có đặc điểm giống nhất với loài P. carotinifaciens và chủng C47 có đặc điểm giống nhất với loài P. kocurii.
Từ khóa: Astaxanthin, chủng vi khuẩn C32, chủng vi khuẩn C38, Paracoccus carotinifaciens, vi khuẩn vùng nước lợ
Xem toàn bộ bài viết tại đây.
Lê Thị Thanh Xuân1, Phạm Thanh Hà1, Nguyễn Huy Hoàng2, Nguyễn Thị Kim Liên2, Nguyễn Thị Diệu Phương3, Nguyễn Quang Huy3, Nguyễn Kim Thoa1
1Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam , 3Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Nguồn: Tạp chí Công nghệ sinh học 16(3): 565–572, 2018)
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 3
  • 7
  • 9
  • 6
  • 8
  • 1
lên đầu trang