Thứ sáu, 29/03/2024 | 08:18

Thứ sáu, 29/03/2024 | 08:18

Kiến thức khoa học

Cập nhật 07:04 ngày 06/07/2020

Phụ gia thức ăn tự nhiên từ củ tỏi

Kháng sinh và các phương pháp hóa trị liệu khác trong nuôi thủy sản đang ngày càng bị chỉ trích gay gắt vì tiềm ẩn nguy cơ kháng kháng sinh ở người, ô nhiễm môi trường và tích tụ tồn dư hóa chất trong cơ thể vật nuôi.
Thay thế kháng sinh
Các loại phụ gia thức ăn phytogenic, còn được gọi là PFAs là các chất có nguồn gốc từ thực vật với hàng loạt thuộc tính mang hoạt tính sinh học. Thảo dược, gia vị, tinh dầu và chiết xuất thực vật được coi là nguồn hợp chất mang hoạt tính sinh học. Trong số này, hợp chất hữu cơ chứa sulfur từ Allium đã được ghi nhận công dụng cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể nhờ tác động tích cực lên hệ vi khuẩn, sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch của vật nuôi. Những hợp chất này cũng mang lại nhiều lợi ích khác như kích thích tăng trưởng, kích thích tính thèm ăn cũng như thuộc tính kháng khuẩn trong NTTS, cải thiện sức khỏe vật nuôi, nâng cao ATTP, chất lượng và bảo vệ môi trường.
Ảnh minh họa
Những năm gần đây, Phòng R&D của Công ty Domca Sau, Tây Ban Nha đã phát triển các phụ gia nguồn gốc thực vật nhằm giúp người nuôi cá và các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi nâng cao chất lượng và năng suất. Những nghiên cứu của Công ty trong phòng thí nghiệm đã chứng tỏ hiệu lực kháng khuẩn của hợp chất organosulfur từ Alliaceae thực vật (có trong sản phẩm AQUAgarlic do Domca Sau sản xuất). Hợp chất này đã chống lại nhiều loại mầm bệnh thủy sản khi được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trong quy mô phòng thí nghiệm (thử nghiệm in vitro).
Vật liệu và phương pháp
Để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn in vitro, nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBS) được xác định bằng phương pháp pha loãng dung môi theo đề xuất của Ủy ban Quốc gia về Tiêu chuẩn phòng thí nghiệm y tế (CLSI, 2012). Chuẩn bị các nồng độ AQUAgarlic giảm dần trong dung môi 1:2 vào thức ăn; còn cá được tiêm các chủng vi khuẩn khác nhau ở nồng độ cuối cùng xấp xỉ 105 CFU/ml. Các vi khuẩn mục tiêu trong thử nghiệm gồm: Yersinia ruckeri, Lactococcus garvieae, Aeromanas salmonicidasubsp. Salmonidida, Flavobacterium onchorhynchi, Photobacterium damselae subsp. damselae, Vibrioanguiiarum, Lactococcus piscium, Vagococcus salmoninariun, Aeromonas piscicola, Vibrio algynoliticus, Streptococcus agalactiae, Piscirickettsia salmonis Saprolegnia parasitica có nguồn gốc từ Mạng lưới Bảo tàng chủng giống vi sinh vật toàn cầu (ATCC; CECT; DSMZ). Toàn bộ thử nghiệm đều lặp lại 2 lần.
Đánh giá hiệu lực của AQUAgarlic in vivo được thực hiện bằng thử thách lây nhiễm dịch bệnh nhằm đo lại tỷ lệ sống của cá hồi vân trước vi khuẩn Aeromanas salmonicida, Lactococcus garvieae và Yersinia ruckeri. Sau 10 ngày thuần hóa, cá được cho ăn bằng thức ăn chứa AQUAgarlic trong 15 ngày, sau đó được tiêm vi khuẩn liều 105 CFU/ml qua màng bụng. Những nhóm cá không tiêm vi khuẩn thì được truyền muối vô trùng để kích thích các điều kiện quản lý stress. Sau khi tiêm, đếm số lượng cá chết mỗi ngày trong từng nhóm cá suốt thời gian thử nghiệm (12 - 20 ngày sau khi tiêm). Cá hồi vân, trọng lượng trung bình 20 g được chia thành 4 nhóm như sau:
-Nhóm 1: Không tiêm virus, ăn khẩu phần tiêu chuẩn
-Nhóm 2: Không cho lây virus, ăn bổ sung 0,5 kg/Tn AQUAgarlic
-Nhóm 3: Tiêm virus, ăn khẩu phần tiêu chuẩn
-Nhóm 4: Cho lây virus và ăn bổ sung 0,5 kg/Tn AQUAgarlic.
Kết quả
Các thử nghiệm in vivo cho thấy, tỷ lệ sống của cá bị nhiễm bệnh và ăn bổ sung AQUAgarlic đều tăng cao và lần lượt đạt 60,5%; 96,% và 99,3% trước các loại vi khuẩn Y.ruckeri, A.salmonicida subsp salmonicida và L.garvieae. Nếu so sánh, nhóm cá bị nhiễm bệnh nhưng không ăn bổ sung phụ gia chỉ đạt tỷ lệ sống lần lượt 11,1%; 51% và 33,3% tương ứng với mỗi loại mầm bệnh nói trên. Tỷ lệ sống tương đối (RPS) của nhóm cá được ăn bổ sung AQUAgarlic lần lượt là 55,57%; 91,84% và 98,95%.
Hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng của những hợp chất tự nhiên này chống lại vi khuẩn gram âm và gram dương, nấm mốc. Ngoài ra, những chất chuyển hóa từ Allium thực vật cũng được chứng minh là có đặt tính điều chỉnh rất hữu hiệu đáp ứng miễn dịch và hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện tình trạng sinh lý của vật nuôi và ngăn chặn sự bùng phát quá trình nhiễm bệnh.
Piscirickettsia salmonis là tác nhân gây bệnh nhiều nhất trên cá hồi tại Chilê; do đó, hầu hết người nuôi cá hồi tại đây đều sử dụng kháng sinh. Nhưng vaccine chỉ giúp phần nào và các liệu pháp điều trị thay thế từ hợp chất tự nhiên có thể thay thế kháng sinh. Ngoài ra, những dịch bệnh liên quan đến nấm mốc ở cá cũng thường được xử lý bằng phương pháp tắm cá bằng formalon, muối hoặc các hóa học trị liệu để ngăn chặn hoặc xử lý dịch bệnh do nấm mốc gây ra bởi các tác nhân thuộc chủng Saprolegnia. Tuy nhiên, tắm cá lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, do đó, sử dụng sản phẩm tự nhiên trong thức ăn dường như là giải pháp tiềm năng có thể giúp bảo vệ cá và môi trường.
Các kết quả đều chỉ ra một vài thách thức quan trọng của ngành NTTS như tỷ lệ chết cao liên quan đến Piscirickettsia salmonisSaprolegnia parasitica có thể giảm đi khi sử dụng hợp chất hoạt tính sinh học từ Allium thực vật. AQUAgarlic chứa những hợp chất này có thể thay thế kháng sinh tự nhiên trong thức ăn của cá để ngăn chặn và xử lý dịch bệnh lây nhiễm trong NTTS. Tuy nhiên, cần phải tiến hành thêm thử nghiệm in vivo để kiểm nhận sử dụng những hợp chất này có thực sự là chất thay thế hoàn hảo để nâng cao sức khỏe cá đồng thời bảo vệ môi trường hay không.
Tuấn Minh (Theo Intrafish)
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 3
  • 8
  • 3
  • 2
  • 2
  • 7
lên đầu trang