Thứ năm, 28/03/2024 | 20:49

Thứ năm, 28/03/2024 | 20:49

Bài báo khoa học

Cập nhật 08:47 ngày 19/05/2020

Tình hình nghiên cứu vi khuẩn sản sinh Astaxanthin và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

TÓM TẮT
Astaxanthin là một sắc tố tạo nên màu đỏ hoặc màu hồng ở nhiều động vật biển và giáp xác. Astaxanthin có vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị thương mại của các loài thủy sản, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nâng cao khả năng sinh sản cũng như khả năng sống sót của các loài thủy sản. Do động vật và giáp xác không có khả năng tự tổng hợp astaxanthin nên nhu cầu astaxanthin đặc biệt là astaxanthin tự nhiên để bổ sung vào thức ăn cho động vật thủy sản ngày càng tăng cao. Nguồn astaxanthin tự nhiên từ tảo, nấm men và vi khuẩn đang được sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, astaxanthin từ vi khuẩn có ưu điểm là dễ dàng hấp thụ hơn so với tảo và nấm men. Do đó, sinh tổng hợp astaxanthin bởi vi khuẩn đang rất được chú ý. 
Nhiều loại vi khuẩn có thể sinh astaxanthin bao gồm Paracoccus spp., Agrobacterium spp., Sphingomonas spp., Pseudomonas spp., Halobacterium spp... Trong đó, loài vi khuẩn được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất là Paracoccus carotinifaciens. Trong bài tổng quan này, chúng tôi tóm lược vai trò và tình hình sử dụng astaxanthin, đặc biệt là astaxanthin từ vi khuẩn trong nuôi trồng động vật thủy sản cần tăng cường màu sắc đỏ cam như cá cảnh, cá hồi vân và tôm trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó, một số tiến bộ trên thế giới trong việc tăng năng suất sinh astaxanthin như kĩ thuật chuyển gen và lên men sinh khối vi sinh vật cũng được thảo luận. Đây là những thông tin hữu ích cho việc phát triển và ứng dụng astaxanthin từ vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản.
Từ khóa: Astaxanthin, nuôi trồng thủy sản, vai trò và ứng dụng
Xem toàn bộ bài viết tại đây.
Nguyễn Thị Kim Liên1, Nguyễn Ngọc Lan1, Nguyễn Kim Thoa2, Nguyễn Thị Diệu Phương3, Nguyễn
Quang Huy3, Nguyễn Huy Hoàng1
1Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
(Bài đăng trên Tạp chí Công nghệ sinh học, 16(3): 393–405, 2018)
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 3
  • 7
  • 9
  • 2
  • 5
  • 9
lên đầu trang