Thứ sáu, 29/03/2024 | 19:26

Thứ sáu, 29/03/2024 | 19:26

An toàn thực phẩm

Cập nhật 07:48 ngày 13/05/2020

TP. Hồ Chí Minh tăng cường giám sát an toàn thực phẩm năm 2020

Trên cơ sở tình hình giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn thành phố qua các năm và để chủ động kịp thời phát hiện, ngăn chặn các thực phẩm không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường, ngày 05 tháng 5 năm 2020, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch số 09/KH-BQLATTP về giám sát ATTP năm 2020. Kế hoạch được xây dựng căn cứ theo Kế hoạch số 18/KH-BQLATTP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Ban Quản lý An toàn thực phẩm về triển khai công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2020.  
Kế hoạch được ban hành nhằm phát hiện và đánh giá mức độ ATTP của thực phẩm được sản xuất, sơ chế, đóng gói, kinh doanh trên địa bàn thành phố; thực hiện truy xuất nguồn gốc và xử lý mẫu giám sát không đảm bảo ATTP; có giải pháp ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn lưu hành trên thị trường. 
Ngày 05 tháng 5 năm 2020, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch số 09/KH-BQLATTP về giám sát ATTP năm 2020.
Theo nội dung kế hoạch, thực phẩm, thức ăn phổ biến có nguy cơ cao ở các chợ có kinh doanh thực phẩm, những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm đối tượng thực phẩm, mối nguy cần giám sát. 
Mẫu thực phẩm được lấy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố và các cơ sở kinh doanh thuộc kênh phân phối truyền thống (các chợ), các cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc kênh phân phối hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích) và chợ đầu mối nông sản thực phẩm trên địa bàn 24 quận - huyện của thành phố. 
Tổng số mẫu giám sát là 11.935 mẫu. Tổng số chỉ tiêu giám sát: 44.327 chỉ tiêu (bao gồm các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phẩm màu, dư lượng thuốc thú y, hóa chất cẩm). 
Trong quá trình thực hiện lấy mẫu, cần ghi đầy đủ các thông tin về tên mẫu, ngày sản xuất, quy cách đóng gói, hạn sử dụng, lô sản phẩm, địa điểm lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, đơn vị sản xuất, đơn vị phân phối/nhập khẩu (nếu có). Đồng thời, phải kiểm nghiệm mẫu ngay sau khi lấy để có kết quả phục vụ kịp thời công tác quản lý ATTP. Đặc biệt, mẫu thực phẩm phải được kiểm nghiệm tại các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước theo quy định. Các mẫu sản phẩm và chỉ tiêu giám sát được cụ thể hóa trong từng chuyên đề.
Đối với việc xử lý các mẫu giám sát không đảm bảo ATTP, phải truy xuất nguồn gốc những sản phẩm thực phẩm đó. Bên cạnh đó, phải thanh tra, điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có kết quả giám sát không đạt, xử lý (nếu có vi phạm) cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định, công khai thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng để cảnh báo kịp thời cho cộng đồng.
Ngoài ra, cần thông báo bằng văn bản kết quả giám sát đến cơ quan chức năng địa phương được phân công quản lý ATTP tại công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm có mẫu giám sát không đạt để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
Mai Ngọc
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 3
  • 8
  • 7
  • 2
  • 3
  • 3
lên đầu trang