Thứ bảy, 20/04/2024 | 05:51

Thứ bảy, 20/04/2024 | 05:51

An toàn thực phẩm

Cập nhật 09:24 ngày 29/04/2020

TP. HCM: Hoạt động quản lý ATTP phủ kín về chiều rộng, đầu tư về chiều sâu

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), trong quý I năm 2020, công tác quản lý ATTP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được triển khai với nhiều hoạt động phủ kín về chiều rộng và có đầu tư về chiều sâu đã tạo nên những bước chuyển biến căn bản, ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh, cán bộ quản lý, người tiêu dùng được nâng cao, hình thành nếp sống văn hóa trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn.
Công tác xây dựng và triển khai thực hiện các dự án, đề án, chương trình đảm bảo an toàn thực phẩm; phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố được thực hiện hiệu quả. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm (tính đến 10 tháng 3 năm 2020), bộ phận thường trực của Ban Quản lý Đề án "Chuỗi thực phẩm an toàn” đã tổ chức thẩm định và cấp 10 giấy chứng nhận cho 10 trang trại, cơ sở sản xuất với tổng sản lượng 7.220 thịt gà/năm. Lũy kế đến nay, Ban Quản lý Đề án chuỗi đã cấp 493 Giấy chứng nhận cho 367 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi với tổng sản lượng 231.503,07 tấn/năm.
Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)
Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục triển khai và phát triển Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm, đặc biệt tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc truy xuất nguồn gốc. Theo đó, Thành phố thực hiện cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn thành phố với 25.536 bản gốc, 31.489 bản sao, tổng khối lượng 12.828.294 kg sản phẩm động vật, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thịt heo tại 02 chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền với 24.397 xe, tổng lượng heo nhập là 494.689 con. Kết quả 100% có vòng niêm phong.
Cũng trong 3 tháng đầu năm 2020 (tính đến 10 tháng 3 năm 2020), Thành phố đã cấp mã code cho 19 cơ sở đăng ký tham gia Đề án Quản lý, nhận diện vả truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm. Lũy kế đến nay đã tiếp nhận 194 hồ sơ, trong đó giải quyết cấp code cho 186 hồ sơ, 05 trường hợp cơ sở xin rút hồ sơ, 03 hồ sơ đang giải quyết theo quy trình. Với tổng sản lượng tham gia Đề án: Heo thịt: 931.632 con/năm, gà thịt: 13.335.300 con/năm, trứng: 194.778.700 quả/năm.
Đặc biệt, nhằm tăng cường công tác bảo đảm ATTP tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố với mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới chợ truyền thống đáp ứng các tiêu chí, yêu cầu về điều kiện đàm bảo ATTP, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân, thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 và thực hiện khảo sát công tác đảm bảo ATTP tại chợ truyền thống và chợ đầu mối phục vụ Tết nguyên đán Canh Tý 2020.
Nhiệm vụ xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn cũng được TP. Hồ Chí Minh triển khai tích cực trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. 
Ngoài ra, Thành phố đã cấp 10.438 các loại giấy chứng nhận liên quan ATTP, bao gồm 1.453 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, 462 giấy chứng nhận VietGAP thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 7.174 hồ sơ tự công bố sản phẩm, 59 hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm và đã có 112 cam kết đảm bảo ATTP, 06 giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, 10 giấy chuỗi thực phẩm an toàn, 1.162 giấy xác nhận kiến thức ATTP.
Riên đối với công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm, trong quý I năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh tập trung kiểm tra có trọng điểm theo chuyên đề về bánh, mứt, sữa, các loại thực phẩm phục vụ ngày Tết nhằm hướng dẫn, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm đảm bảo an toàn cho sản phẩm lưu thông trên thị trường trong mùa Tết và Lễ hội. Đồng thời khuyến cáo, tăng cường phối hợp kiểm tra, tham gia các đoàn công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn tăng cường quản lý địa bàn, xử lý nghiêm khi phát hiện các trường hợp vi phạm về ATTP, giá, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. 
Thành phố đã thanh tra, kiểm tra 11.303 cơ sở, trường hợp; phát hiện vi phạm 1.200 cơ sở, trường hợp (tỷ lệ vi phạm 10.6 %); phạt tiền 493 cơ sở, trường hợp, tiếp tục xử lý đối với 12 cơ sở còn lại, buộc tháo gỡ quảng cáo 01 cơ sở, buộc thu hồi/chuyển mục đích sử dụng/tiêu hủy 4.283 kg và 49.578 đơn vị sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, thành phố tiếp tục hậu kiểm việc thực hiện các quy định đảm bảo ATTP đối với 2.075 hồ sơ tự công bố sản phẩm của các cơ sờ, trong đó có 1.204 hồ sơ đạt, 871 hồ sơ không đạt được chuyển thanh tra xử lý theo quy định.
Mai Ngọc

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 0
  • 8
  • 5
  • 9
  • 9
lên đầu trang