Thứ bảy, 20/04/2024 | 20:11

Thứ bảy, 20/04/2024 | 20:11

Tin tổng hợp

Cập nhật 01:45 ngày 08/04/2020

Quảng Ninh ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm công nghiệp

Với việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm theo hình thức công nghiệp nói riêng, đến nay, 11/12 xã, phường có diện tích nuôi tôm tại TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung ứng dụng công nghệ nuôi mới...
Với việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm theo hình thức công nghiệp nói riêng, đến nay, 11/12 xã, phường có diện tích nuôi tôm tại TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung ứng dụng công nghệ nuôi mới, tiên tiến, cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo kế hoạch, vụ xuân-hè năm nay, TP Móng Cái sẽ thả nuôi 2.050ha tôm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, vụ nuôi đã chậm so với lịch thời vụ hơn 1 tháng. Đến thời điểm này, tại các vùng nuôi tôm tập trung tại TP Móng Cái, người nuôi đã cải tạo xong ao đầm; một số hộ nuôi đã xuống giống. Đến ngày 1/3, ước toàn thành phố mới thả nuôi được hơn 20ha tôm vụ xuân-hè.
Chúng tôi đến thăm cơ sở nuôi tôm của ông Bùi Ngọc Liêm (khu 9, phường Hải Hoà) một khu nuôi tôm công nghiệp với quy mô lớn, công nghệ nuôi tiên tiến. Ông Liêm cho biết: Hạ tầng khu nuôi tôm rộng 6,5ha của gia đình được đầu tư đến thời điểm này là hơn 80 tỷ đồng. Hiện toàn bộ diện tích nuôi tôm đều đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí theo tiêu chuẩn VietGAP. Vụ nuôi này, gia đình ông dự kiến thả nuôi khoảng 4ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mặc dù đã cải tạo xong ao đầm nhưng lo ngại việc khó khăn trong tiêu thụ tôm sang Trung Quốc nên tôi mới chỉ thả gần 20 vạn giống.
Cơ sở nuôi tôm của ông Bùi Ngọc Liêm đang áp dụng công nghệ nuôi sử dụng vi sinh BOX - một sản phẩm của Mỹ đang được Hội Nông dân tỉnh triển khai thử nghiệm tại một số cơ sở nuôi tôm. Cùng với đó, toàn bộ ao nuôi của cơ sở đang ứng dụng công nghệ nuôi tuần hoàn nước do Sở KH&CN triển khai, đây là công nghệ nuôi được các nhà chuyên môn đánh giá cao. Với công nghệ này, việc gièo giống chỉ mất thời gian 1 tháng và thời gian nuôi chỉ 2 tháng/vụ.
Nước tuần hoàn qua các ao nuôi, ao xử lý nước và thu gom nước thải, hạn chế việc thay nước trong ao nuôi nên một năm người nuôi tôm có thể nuôi từ 3-4 vụ. Với công nghệ nuôi tuần hoàn nước và hệ thống cảnh báo, quan trắc môi trường được lắp đặt tại toàn bộ các ao nuôi, người nuôi tôm có thể kiểm soát được môi trường nước, tình hình dịch bệnh mọi lúc, mọi nơi, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh trong nghề nuôi.
Là một trong số những hộ nuôi tôm theo hình thức công nghiệp từ rất sớm trên địa bàn TP Móng Cái, cơ sở nuôi tôm diện tích 7,2ha của gia đình ông Bùi Văn Trình (thôn Đông, xã Vạn Ninh) được đầu tư bài bản với mức đầu tư hàng chục tỷ đồng. Vụ nuôi thu-đông 2019 là vụ nuôi thứ 3 trong năm nay. 2 vụ nuôi trước, mỗi vụ, ông Trình thu được hơn 20 tấn tôm thương phẩm.
Vụ nuôi xuân-hè, ông Trình dự kiến thả nuôi 160 vạn giống trên 7 ao nuôi. Toàn bộ quy trình nuôi tôm tại cơ sở này được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định về an toàn trong lĩnh vực thủy sản.
Ông Bùi Văn Trình cho biết: Hiện ông đã thả hơn 80 vạn giống tôm thẻ chân trắng tại 3 ao nuôi. Với công nghệ nuôi tuần hoàn nước, việc gièo giống chỉ mất 1 tháng và thời gian nuôi chỉ 2 tháng/vụ. Nước tuần hoàn qua các khâu nuôi, xử lý và thu gom nước thải, hạn chế việc thay nước trong ao nên một năm người nuôi tôm có thể nuôi từ 3-4 vụ. Hệ thống cảnh báo, quan trắc môi trường được lắp đặt tại toàn bộ các ao nuôi nên ông luôn kiểm soát được môi trường nước, tình hình dịch bệnh.
Hiện 11/12 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại TP Móng Cái, người nuôi tôm đã tự đầu tư xây dựng các hệ thống đường, điện, kênh mương, hệ thống ao, đầm nuôi với một số công nghệ tiên tiến, như: Hệ thống bờ, đáy ao lót bạt, ao nuôi có mái che nuôi tôm vụ đông, máy bắn thức ăn, nuôi vi sinh, hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi, nuôi tuần hoàn nước, hệ thống thu gom, xử lý phân tôm...
Hội Nghề cá TP Móng Cái hiện có hơn 1.000 hội viên. Hằng năm, Hội đều phối hợp với ngành chức năng, các công ty giống, thức ăn tổ chức nhiều cuộc hội thảo về việc sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học và công nghệ nuôi cho hội viên, góp phần nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm cho hội viên.
Cùng với đó, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh liên tục triển khai các mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP tại Móng Cái, làm cơ sở để nông dân học tập kinh nghiệm. Các mô hình đã hướng người dân đến một phương thức nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy trình kỹ thuật chặt chẽ từ khâu cải tạo ao, đến lựa chọn con giống, thức ăn và quy trình chăm sóc, hướng tới mục tiêu nuôi an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc, hoá chất.
Theo Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 1
  • 4
  • 1
  • 8
  • 2
lên đầu trang