Thứ bảy, 20/04/2024 | 18:05

Thứ bảy, 20/04/2024 | 18:05

Tin Đề án

Cập nhật 08:30 ngày 05/03/2020

Thẩm định sản phẩm của nhiệm vụ KHCN do Viện nghiên cứu công nghiệp rừng chủ trì thực hiện

Sáng ngày 03/03/2020 tại Viện Nghiên cứu công nghiệp rừng đã diễn ra buổi kiểm tra thẩm định sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu sử dụng nấm mục để sản xuất bio-composite từ dăm gỗ, rơm và rạ”. Tại buổi kiểm tra có đại diện Bộ Công Thương, đại diện Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, đại diện hội đồng kiểm tra và nhóm nghiên cứu. Đề tài thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương quản lý.
Đại diện Bộ Công Thương phát biểu tại buổi làm việc
Chủ nhiệm đề tài, TS. Bùi Thị Thủy thay mặt nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả triển khai 
Theo TS. Bùi Thị Thuỷ, mục đích nghiên của của đề tập trung “Tạo ván dăm theo hướng “công nghệ xanh” bio-composite tức là không sử dụng keo dán. Để thực hiện việc này nhóm nghiên cứu đã tiến hành cấy chủng nấm mục vào nguyên liệu gỗ, rơm, rạ. Cách làm này vừa tận dụng được nguồn chất thải nông nghiệp, giảm chi phí mua keo dán, đồng thời giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động do quá trình sản xuất không phải tiếp xúc với keo dán công nghiệp.”
Trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được chủng nấm mực Coprinus spp. là chủng nấm phù hợp với quá trình chuyển hoá lignocellulose tạo ván không sử dụng keo dán. Đồng thời, nhóm cũng đã nghiên cứu được quy trình sản xuất sinh khối nấm và quy trình tạo ván bio-composite trên quy mô phòng thí nghiệm.
Về quy trình tạo sinh khối nấm, TS. Bùi Thị Thuỷ cho biết gồm 7 giai đoạn chính, bao gồm: thu dăm gỗ, xử lý nguyên liệu, phối trộn, khử trùng tại nhiệt độ 100oC hoặc 1,2 – 1,4atm, cấy giống, ươm sợi và thu sinh khối nấm.
Về kết quả quy trình thứ 2, TS. Thuỷ báo cáo nhóm đã nghiên cứu sản xuất thành công vật liệu bio-composite từ dăm gỗ quy mô 4000m3/năm, đạt tiêu chuẩn TCXDVN 175:2005.
Mẫu sản phẩm: sinh khối nấm mực Coprinus spp. và ván ép không keo bio-composite từ dăm gỗ
Quy trình ép tạo ván bio-composite
Thành phẩm ván ép bio-composite từ dăm gỗ, rơm, rạ
Đánh giá về hiệu quả kinh tế, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết "sản phẩm ván bio-composite diện tích 1m2 dày 3cm có giá tương đương ván gỗ cách âm, cách nhiệt và rẻ hơn từ 20-35% so với vật liệu cách âm thạch cao và xốp.
Tính ưu việt của đề tài là đã mở ra hướng sản xuất tận dụng tối đa phế liệu trong sản xuất gỗ như mùn cưa, phoi bào, và phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ. Đồng thời, đề tài cũng có nghĩa có ý nghĩa to lớn với môi trường và bảo vệ sức khoẻ người lao động do không sử dụng keo formaldehyde."
Nhận xét từ chủ tịch hội đồng kiểm tra, PGS.TS. Vương Trọng Hào cho biết nhóm nghiên cứu đã hoàn thành tốt các nội dung nhiệm vụ cần triển khai.
TS. Dương Xuân Diêu, đại diện Bộ Công Thương khẳng định nhóm nghiên cứu đã có những nỗ lực hoàn thành đúng thời hạn tất cả các nhiệm vụ Bộ Công Thương đặt hàng, đồng thời góp ý để nhóm hoàn thiện các hồ sơ sản phẩm để chuẩn bị cho việc nghiệm thu đề tài trong tháng tới.
Vụ Khoa học và Công nghệ
Thêm thông tin về đề tài:
Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020
Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng nấm mục để sản xuất bio-composite từ dăm gỗ, rơm và rạ
Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu công nghiệp rừng
Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Thị Thuỷ
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 1
  • 3
  • 7
  • 0
  • 5
lên đầu trang