Thứ sáu, 19/04/2024 | 13:53

Thứ sáu, 19/04/2024 | 13:53

Tin tổng hợp

Cập nhật 11:46 ngày 24/05/2023

Nghiên cứu đánh giá khả năng phân hủy chlopyrifos bằng một số chủng vi sinh vật được phân lập trong đất canh tác ở Lâm Đồng

Đề tài được thực hiện với hy vọng có thể tìm ra được các chủng vi khuẩn hiếu khí bản địa tại Lâm Đồng có hoạt lực phân hủy Chlorpyrifos mạnh.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là các sản phẩm dùng để phòng ngừa và diệt trừ sâu bệnh giúp bảo vệ thực vật. Đây là những sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng. Dựa vào nguồn gốc, thuốc BVTV được phân thành 2 loại sau: thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học: là các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, những chế phẩm sinh học từ các thảo dược hay các chủng vi sinh được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau, các sản phẩm này có độ độc cấp tính thấp và phân hủy nhanh trong môi trường thuốc BVTV được tổng hợp hóa học: là các sản phẩm có thành phần hoạt chất là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp và hầu hết đều là chất độc, chúng được chia thành bốn nhóm chính như: nhóm Chlor hữu cơ, nhóm lân hữu cơ, nhóm Carbamate và nhóm Pyrethroid.
Đã có một số nghiên cứu về các mẫu đất ở vùng đồng bằng trên 2 nhóm đất (đất phèn và đất phù sa) điển hình, với kiểu canh tác chuyên lúa (ngập nước thường xuyên, điều kiện yếm khí chiếm ưu thế); hay mẫu đất bị ô nhiễm từ nhà máy sản xuất hóa chất; hoặc mẫu bùn từ nhà máy xử lý nước thải. Hiện nay, tại vùng đất canh tác của Lâm Đồng vẫn chưa có nghiên cứu nào về phân lập vi khuẩn hiếu khí phân giải Chlorpyrifos trong đất canh tác được thực hiện. Vì thế, năm 2020, ThS. Lương Thị Thắm cùng các cộng sự tại Viện Nghiên cứu Hạt Nhân đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá khả năng phân hủy chlopyrifos bằng một số chủng vi sinh vật được phân lập trong đất canh tác ở Lâm Đồng” với hy vọng có thể tìm ra được các chủng vi khuẩn hiếu khí bản địa tại Lâm Đồng có hoạt lực phân hủy Chlorpyrifos mạnh.
Đề tài đã thu được các kết quả như sau:
- Từ 21 tổ hợp vi sinh vật thu được từ 21 mẫu đất, nhóm nghiên cứu đã chọn ra được 3 chủng vi khuẩn có ký hiệu T1, W3 và B2 có khả năng phân hủy trên 50% hàm lượng Hlorpyrifos bổ sung vào trong môi trường MSM ở nồng độ 20ppm sau 14 ngày nuôi ủ.
- Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự gia tăng mật độ của 3 dòng vi khuẩn T1 W3 và B2 sau 5 ngày nuôi ủ cho thấy: Mật độ của ba dòng vi khuẩn này đạt giá trị cao nhất khi nuôi cấy trong điều kiện nhiệt độ là 30°C, pH=7, bổ sung thêm 0,5% glucose và 10 ppm – 40ppm chlorpyrifos vào trong môi trường nuôi cấy.
- Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hiệu suất phân hủy chlorpyrifos của 3 dòng vi khuẩn T1 W3 và B2 sau 14 ngày nuôi cấy cho thấy: 3 dòng vi khuẩn đã phân hủy được trên 50% hàm lượng chlorpyrifos khi nuôi cấy ở nhiệt độ 30°C, pH=7, 0,5% glucose, nồng độ hlorpyrifos trong môi trường từ 10 - 20ppm.
- Giải mã trình tự gen 16S rRNA và phân tích một số đặc tính sinh hóa của ba dòng vi khuẩn T1, W3 và B2, các tác giả khẳng định 3 dòng vi khuẩn được định danh lần lượt là: Bacillus megaterium, Sphingomonas pseudosanguims và Acinetobacter calcoaceticus, 3 dòng vi khuẩn được định danh đều không gây hại cho con người và động vật máu nóng.
- Bổ sung hỗn hợp 3 dòng vi khuẩn T1, W3 và B2 vào môi trường đất đã tiệt trùng sau 14 ngày ủ đã phân hủy được 98,9% hàm lượng chlorpyrifos bổ sung vào đất với nồng độ 20ppm.
- Đã xây dựng được quy trình phân lập các dòng vi khuẩn hiếu khí có khả năng phân hủy chlorpyrifos trên đất canh tác nông nghiệp tại Lâm Đồng.
Kết quả đề tài sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sau này nhằm tạo ra được chế phẩm phân bón vi sinh giúp xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV và làm giàu hệ vi sinh vật nội sinh trong đất.
Theo vista.gov.vn/

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 0
  • 2
  • 2
  • 9
  • 5
lên đầu trang