Thứ tư, 24/04/2024 | 02:41

Thứ tư, 24/04/2024 | 02:41

Tin Đề án

Cập nhật 04:36 ngày 26/04/2019

Ứng ụng công nghệ sinh học nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản

Thủy sản đang vươn lên là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới với doanh thu xuất khẩu trên 8.3 tỷ USD. Việc đầu tư nghiên cứu, phát triển chế biến các sản phẩm GTGT từ thủy sản đang đực coi là hướng đi cấp thiết hiện nay. 
Nhằm khai thác triệt thể tiềm năng, giá trị dinh dưỡng từ các nguyên liệu nguyễn thể, từ năm 2017, Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện Dự án sản xuất thực nghiệm “Sản xuất một số sản phẩm thực phẩm từ nhuyễn thể bằng công nghệ sinh học”. Dự án thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 (Đề án) do Bộ Công Thương triển khai.
Sản phẩm nước uống từ hàu được sản xuất tại Công ty CP dược vật tư y tế Quảng Ninh
Nhuyễn thể có đặc điểm cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi. Đây là nhóm động vật lớn chiếm khoảng 23% tổng các sinh vật biển. Nhuyễn thể có giá trị dinh dưỡng, sản lượng nuôi trồng và khai thác lớn. Tuy nhiên, chủ yếu khai thác chưa tương xứng với tiềm năng. 
Ngày 24/4/2019, đoàn công tác gồm các chuyên gia và đại diện Ban quản lý Đề án đã thực hiện kiểm tra, thẩm định sản phẩm của dự án trước khi tổ chức nghiệm thu cấp quốc gia theo quy định. Đánh giá chung của đoàn công tác, các sản của dự án là những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá trị sinh học cao và có giá trị thương mại đối với thị trường trong nước, góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản.
Hội đồng nghiệm thu thực hiện kiểm tra, thẩm định sản phẩm dự án tại Viện nghiên cứu hải sản ngày 24/4

Chủ nhiệm Dự án ThS. Vũ Thị Quyên cho biết, để khai thác được tiềm năng, giá trị dinh dưỡng từ các nguyên liệu nhuyễn thể cần thiết phải đổi mới công nghệ, phát triển dòng sản phẩm mới theo hướng ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao giá trị sử dụng của nguyên liệu, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Dự án đã hoàn thiện công nghệ, quy trình thiết bị sản xuất thành công 4 loại sản phẩm từ nhuyễn thể theo mục tiêu đề ra.
  
Cụ thể, Viện Nghiên cứu hải sản đã ứng dụng công nghệ lên men, công nghệ enzyme sản xuất được 4 dòng sản phẩm từ nhuyễn thể bao gồm: Nước uống từ hàu, bột dinh dưỡng từ ngao, mực nhồi thịt ăn liền và bạch tuộc lên men. Hiện nay, Viện đã và đang phối hợp, sản xuất thử nghiệm các dòng sản phẩm này tại 2 doanh nghiệp là Công ty CP dược vật tư y tế Quảng Ninh và Công ty TNHH sản xuất và thương mại thủy sản Quảng ninh.
Các sản phẩm của dự án đã được phân tích, kiểm định về giá trị dinh dưỡng, chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả cho thấy, các sản phẩm đều đáp ứng chỉ tiêu chất lượng so với yêu cầu đặt hàng của Bộ Công Thương và số lượng sản phẩm của dự án đều vượt trội so với đăng ký với Bộ Công Thương. Trong đó, quy trình sản xuất nước uống từ hàu đã có quyết định chấp nhận đơn đăng ký giải pháp hữu ích của Cục SHTT.
Ngay sau khi nghiệm thu, công nghệ của dự án sẽ được các doanh nghiệp là  Công ty CP dược vật tư y tế Quảng Ninh và Công ty TNHH sản xuất và thương mại thủy sản Quảng Ninh sản xuất ở quy mô công nghiệp và thương mại hóa sản phẩm trên thị trường.
Sản phẩm của dự án khi được thương mại hóa trên thị trường sẽ là động lực cho các cơ sở sản xuất và chế biến thủy sản ứng dụng kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, hạn chế sản phẩm sơ chế, giảm tổn thất về giá trị và dinh dưỡng trong chế biến thô, mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động từ đó góp phần phát triển kinh tế cho ngành thủy sản. 
Một số hình ảnh sản phẩm của dự án:
Đánh giá cảm quan sản phẩm
Dây chuyền thiết bị sản xuất sản phẩm
Vụ Khoa học và công nghệ


Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 4
  • 3
  • 3
  • 6
  • 7
lên đầu trang