Thứ sáu, 26/04/2024 | 03:00

Thứ sáu, 26/04/2024 | 03:00

An toàn thực phẩm

Cập nhật 01:32 ngày 04/10/2021

Sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện các chất bị cấm trong thực phẩm bổ sung

Quy mô thị trường thực phẩm bổ sung toàn cầu ước đạt 140,3 tỷ USD năm 2020 và dự kiến tăng hàng năm 8,6% từ năm 2021 đến năm 2028. Có thể thấy mối quan tâm về sức khỏe gia tăng cùng với những thay đổi về lối sống và thói quen ăn uống đã dẫn đến sự tăng cao nhu cầu đối với các sản phẩm này. Người tiêu dùng cho là thực phẩm bổ sung có thể bù đắp sự mất cân bằng chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hoặc lối sống không lành mạnh hay để ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
Thực phẩm bổ sung bao  gồm các sản phẩm vitamin, nước tăng lực, đồ uống protein, hỗ trợ giảm cân và các thức ăn mới, lạ… Một nhóm nhỏ thực phẩm bổ sung là các chất kích thích- tác nhân làm tăng tạm thời hoạt động chức năng hoặc hiệu quả của một cơ quan như trong điều trị béo phì, tăng sự tập trung và tỉnh táo, giảm cảm giác thèm ăn và nhu cầu ngủ. Mặc dù các hợp chất này được quy định về mặt pháp lý, một số các hợp chất bất hợp pháp vẫn được được bán dưới dạng các chất kích thích thực phẩm. Ví dụ như chất cấm 1,3-DMAA trong thể thao.
(Ảnh: Wageningen University and Research)
 64% thực phẩm bổ sung chứa chất cấm
Việc giám sát thực phẩm bổ sung là rất cần thiết. Nghiên cứu được tiến hành bởi Cơ quan An toàn Thực phẩm và Sản phẩm tiêu dùng Hà Lan chỉ ra rằng có tới 64% sản phẩm chức năng có chứa một hoăc nhiều chất cấm, hoạt chất dược và chất độc thực vật. Việc kiểm tra này dựa trên danh sách các chất bị cấm hiện hành. Danh sách 428 chất kích thích trong cơ sở dữ liệu hóa học Pub Chem được sử dụng làm cơ sở. Nhưng nếu như bạn cũng tìm thấy những chất chưa có trong danh sách này? Bước tiếp theo bạn nên làm là gì?
Trí tuệ nhân tạo
Trung tâm nghiên cứu về an toàn thực phẩm Wageningen đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để xác định các chất cấm, chất kích thích mới không có trong danh sách trên nhưng được đề cập trong các tài liệu khoa học và các phương tiện truyền thông khác. Cơ sở dữ liệu y sinh European Pubmed Cetral được sử dụng như nguồn cung cấp dữ liệu, đã tham khảo 2,1 triệu báo cáo khoa học. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một thuật toán kiểm tra mối tương quan giữa các từ trong văn bản. Mô hình nhúng từ được sử dụng trong nghiên cứu này là biến thể mạng nơ-ron Word2Vec được sáng tạo bởi Tshitoyan và cộng sự của ông. Thuật toán này đã được đào tạo để tìm kiếm các từ có nghĩa tương tự hoặc được sử dụng trong cùng một ngữ cảnh với từ “chất kích thích”. Sau đó, người ta lọc các chất hóa học từ danh sách này và so sánh chúng với danh sách các chất bị cấm hiện có. Sau cùng, đã phát hiện 20 chất cấm chưa được biết đến. Những chất này có thể được sử dụng như chất làm giàu trong thực phẩm chức năng. Những chất này đã được thêm vào cơ sở dữ liệu được sử dụng để giám sát thực phẩm bổ sung.
Tìm ra 20 chất kích thích mới chưa được biết đến
20 chất kích kích mới đã được xác định từ hai nguồn dữ liệu khác nhau. Trong đó 10 chất được xác định từ tài liệu khoa học với hơn 2 triệu bản tóm tắt và bài báo khoa học  và 10 chất được xác định qua các phương tiện truyền thông qua các website toàn cầu của MedlSys. 
Bảng 1. Danh sách các chất kích thích mới được phát hiện từ các tài liệu khoa học
Bảng 2. Danh sách các chất kích thích chưa được biết đến được tìm thấy từ các trang web toàn cầu bởi MedISys
Cách tiếp cận này cũng rất hữu ích đối với các hợp chất khác
Việc tìm kiếm thành công các chất kích thích chưa được biết đến dựa trên trí tuệ nhân tạo cũng có thể rất hữu ích để phát hiện các loại chất hoặc nguy cơ khác ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc các loại gian lận thực phẩm khác nhau.
Tài liệu tham khảo:
Anand K. Gavai et al., “Artificial intelligence to detect unknown stimulants from scientic literature and media reports”, Food Control 130 (2021)108360.
https://www.wur.nl/en/newsarticle/Artificial-Intelligence-Uncovers-in-Scientific-Literature-Unknown-Prohibited-Substances-in-Food-Supplements-.htm
Theo website Viện Công nghiệp thực phẩm
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 6
  • 2
  • 1
  • 2
  • 5
lên đầu trang