Thứ năm, 25/04/2024 | 20:41

Thứ năm, 25/04/2024 | 20:41

Tin tổng hợp

Cập nhật 02:32 ngày 20/07/2021

Chàng sinh viên đam mê công nghệ sinh học

Dưới sự hướng dẫn của thầy cô Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội, Thành Trung đã đạt giải nhì nghiên cứu khoa học cấp trường.
Lo lắng về việc sẽ không thể theo học được ngành Công nghệ sinh học bởi ngành học mang tính tỉ mỉ và độ cẩn thận cao, Thành Trung không ngờ rằng mình không những có thể học tập tốt mà còn nghiên cứu thành công những đề tài khoa học được thầy cô và các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá cao.
Thành Trung tại phòng thí nghiệm của Trường Đại học Mở Hà Nội
Thành Trung bước vào khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội với khá nhiều tâm trạng: vui vì đỗ vào ngành mình mơ ước, nghe nói ngành mình học sắp tới là ngành “hot”, cơ hội việc làm cao; nhưng cũng lại lo lắng, không biết năng lực của mình có đủ để theo học hay không. Chàng trai vốn nhút nhát, nay lại càng ít nói, khép mình, dồn hết sự tập trung cho học tập, đến nỗi bạn bè ai cũng gọi Trung là “Mọt Sách”.
Dưới sự hướng dẫn của thầy cô Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội, Thành Trung đã đạt giải nhì nghiên cứu khoa học cấp trường.
Dưới sự hướng dẫn của thầy cô Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội, Thành Trung đã đạt giải nhì nghiên cứu khoa học cấp trường và nghiên cứu thành công “Quá trình tách chiết, thu nhận Exopolysaccharide (EPS) sinh tổng hợp từ lactobacillus Permentum (LAB)”.
EPS được sử dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm, mỹ phẩm. Chúng là những tác nhân làm đặc, ổn định kết cấu, nhũ hóa, tạo gel hay có khả năng chống oxy hóa, chống ung thư hoặc làm giảm cholesterol.
Trước đây EPS thường được nghiên cứu thu nhận và tách chiết từ vi khuẩn hoặc các loài rong, nấm nhưng năng suất thấp khiến việc thương mại hóa không cao.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành công đề tài khoa học này góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú hơn về nguồn thu nhận các Exopolysaccharide.
Thành Trung bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học
Thành Trung chia sẻ: “Nhìn các anh chị khóa trước nghiên cứu, chế tạo được những sản phẩm rất ấn tượng, có tính ứng dụng cao như tách chiết tinh dầu tía tô để làm kem dưỡng da, chế tạo nước sát khuẩn tay, sản xuất thực phẩm sạch,… em lại càng mong muốn bản thân mình và các bạn cùng khóa làm được những điều tương tự.
Không chỉ bứt phá giới hạn của bản thân mà điều em mong muốn nhất là mang đến cho người dùng các sản phẩm sinh học thật sự an toàn với những công dụng và tính năng tuyệt vời nhất.”
Việc tham gia nghiên cứu khoa học không chỉ giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn giúp các sinh viên như Trung cảm thấy yêu ngành nghề mình học hơn bao giờ hết.
Việc tham gia nghiên cứu khoa học không chỉ giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn giúp các sinh viên như Trung cảm thấy yêu ngành nghề mình học hơn bao giờ hết, bởi những thứ mình nghiên cứu được, làm được đều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại, có giá trị sử dụng cao đối với con người.
“Những bạn mới tìm hiểu qua chắc chắn sẽ thấy khó hiểu và có lẽ phần nào sẽ sợ ngành học này. Nhưng với kinh nghiệm của bản thân, em khẳng định càng học sẽ càng cuốn hút, đặc biệt là những bạn nào yêu thích khám phá, tìm tòi khoa học. Ngoài ra, thầy cô cũng luôn quan tâm và thường xuyên định hướng cho sinh viên. Đề tài nghiên cứu khoa học này nếu không có sự gợi ý, hướng dẫn của Thầy cô, em nghĩ mình cũng không đủ tự tin để đạt kết quả như bây giờ.” – Thành Trung chia sẻ thêm.
Hằng ngày ngoài thời gian học tập, Thành Trung thường đến phòng thí nghiệm của Khoa và các cơ sở sản xuất để thực tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thực tế.
Với sự chăm chỉ cùng kiến thức vững chắc được trau dồi không ngừng mỗi ngày, Trung còn được các doanh nghiệp trả lương trong quá trình thực tập. Tuy không quá nhiều nhưng đó là sự ghi nhận cho tinh thần học tập và làm việc hăng say, đồng thời cũng là động lực để Trung tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ với nghề.
Chàng sinh viên đam mê với công nghệ sinh học
Phó giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Thu Thủy – Trưởng Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội cho biết, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm tuy là những ngành mang tính khoa học cao, đòi hỏi sự kiên nhẫn, cẩn trọng trong từng chi tiết, nhưng chỉ cần thực sự nỗ lực và không ngừng học hỏi, chắc chắn đây sẽ là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ yêu thích với cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Thu Thủy (áo vàng) thăm sinh viên của Khoa thực tập tại Israel năm 2019
“Các em sinh viên đến với Nhà trường sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực tập nghề nghiệp, kỹ năng mềm để có thể cạnh tranh trong thị trường lao động chất lượng cao. Những sinh viên có đam mê như Thành Trung sẽ được tiếp cận với nhiều cơ hội trong nghiên cứu khoa học, thực tập và làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước” – Phó giáo sư Tạ Thị Thu Thủy chia sẻ.
Theo: Giaoduc.net.vn

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 5
  • 9
  • 5
  • 7
  • 9
lên đầu trang