Thứ sáu, 29/03/2024 | 12:34

Thứ sáu, 29/03/2024 | 12:34

An toàn thực phẩm

Cập nhật 10:03 ngày 20/01/2021

40/63 địa phương triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Theo thống kê của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) - đơn vị đầu mối triển khai Quyết định 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về truy xuất nguồn gốc, đến tháng 12/2020 đã có 40/63 địa phương Kế hoạch triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.
Sản phẩm có thông tin nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng.
Với mục tiêu xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thống nhất trong cả nước, trong đó, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu để hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng thẻ truy xuất nguồn gốc. Chuẩn hóa, minh bạch hóa thông tin truy xuất nguồn gốc thông qua việc chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; xây dựng, triển khai hoạt động chứng nhận sự phù hợp đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc; tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về hoạt động truy xuất nguồn gốc cho các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu; triển khai thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đối với các nhóm sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan liên quan và theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia đã tham mưu các biện pháp triển khai, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch của Bộ Khoa học và Công nghệ (Quyết định số 2979/QĐ-BKHCN ngày 14/10/2019). Trong năm 2020, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để tiếp tục thực hiện một số nội dung quan trọng nhằm triển khai Đề án.
Theo đó, Trung tâm đã tham mưu, đóng góp ý kiến cho nhiều Sở KH&CN về nội dung và tư vấn triển khai Kế hoạch triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc và nhiều hoạt động khác có liên quan tại các địa phương. 
Ông Bùi Bá Chính, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia cho biết, năm 2020 là một năm nhiều thách thức đối với một đơn vị mới thành lập như Trung tâm. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục, sự đoàn kết của Lãnh đạo Trung tâm và tinh thần làm việc chuyên nghiệp của viên chức và người lao động  cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Vụ, Viện trong Tổng cục, Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia đã thu được nhiều thành quả nhất định.
Năm 2020, hoạt động mã số mã vạch đạt kết quả tăng trưởng khá với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2020 tăng trên 58%, thành viên tăng trên 26% so với 2019. Đến nay đã có 40/63 địa phương ban hành Kế hoạch và nhiều trong số đó đã triển khai được một số hoạt động quan trọng.
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương triển khai sớm Quyết định 100 của Thủ tướng Chính phủ. 
Đề cập về các giải pháp thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động triển khai Đề án 100 tại các địa phương trong thời gian tới, ông Bùi Bá Chính - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia cho biết, để triển khai Kế hoạch triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa một cách đòng bộ theo chủ trương của Chính phủ, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt Kế hoạch và tổ chức triển khai các công việc theo Kế hoạch do địa phương phê duyệt.
Trong đó, bố trí tài chính và nhân lực triển khai các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa hằng năm, trung hạn và dài hạn tại địa phương; xây dựng chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, thu hút doanh nghiệp trên địa bàn có thể đầu tư xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước; lồng ghép với các Chương trình, Đề án của tỉnh, thành phố để bổ sung nguồn lực, kinh phí cho hoạt động này; cần có chính sách hỗ trợ kinh phí các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp truy xuất nguồn gốc và tuyên truyền, đạo tạo, tập huấn mạnh mẽ cho các đối tượng liên quan;
Xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; Lựa chọn, xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên, các sản phẩm bắt buộc triển khai truy xuất nguồn gốc tại địa phương; Chủ trì, phối hợp nghiên cứu phát triển các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm khả năng tương tác, trao đổi, kết nối dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của địa phương với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia…
Theo định hướng từ 2021- 2023, Trung tâm Mã số mã vạch sẽ thực hiện tối ưu hóa quy trình cấp mã vạch với mực tiêu 20.000 mã mới mỗi năm. Mở rộng mã số mã vạch ra ngoài khu vực bán lẻ: logistics, quản lý tài sản, quản lý trang thiết bị và vật tư y tế. Xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam hài hòa quốc tế đảm bảo khớp nối thông tin truy xuất nguồn gốc trong toàn chuỗi cung ứng. Phát triển các dịch vụ GTGT dựa trên mã số mã vạch nhằm minh bạch thông tin sản phẩm, nhãn thông minh, thương mại điện tử…
Cũng theo định hướng, đến năm 2023 hệ sinh thái về truy xuất nguồn gốc sẽ được hình thành.
Mai Anh  t/h

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 3
  • 8
  • 4
  • 7
  • 4
  • 9
lên đầu trang