Thứ sáu, 29/03/2024 | 04:41

Thứ sáu, 29/03/2024 | 04:41

An toàn thực phẩm

Cập nhật 09:15 ngày 06/10/2020

7 cải cách lớn trong kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Tổng cục Hải quan đang trình Chính Phủ phê duyệt Đề án 'Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu' với 7 cải cách lớn.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa nhập khẩu đã đạt được một số kết quả nhất định song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, là gánh nặng cho doanh nghiệp.
Để cải cách toàn diện thủ tục KTCN đối với hàng hóa nhập khẩu, Chính Phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án cải cách KTCN theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm. Đây cũng chính là lý do ra đời Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” 
Theo mô hình mới nêu trong Đề án, nhiều thủ tục kiểm tra được đơn giản hóa nhờ nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu của người nhập khẩu được tập trung vào một đầu mối là cơ quan hải quan. Theo đó, khi hàng hóa đủ điều kiện được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng (KTCL) hoặc kiểm tra giảm thì hệ thống điện tử hải quan tự động cập nhật, người nhập khẩu không phải làm thủ tục xin miễn giảm như hiện hành; giảm nhiều giấy tờ trùng lặp giữa hồ sơ hải quan và hồ sơ KTCL. Đề án gồm 7 nội dung cải cách lớn.
Một là, giao cơ quan hải quan là đầu mối trong KTCL, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, cơ quan hải quan sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng (KTCL), kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) đối với hàng hóa nhập khẩu;
Thực hiện kiểm tra hồ sơ, thực hiện kiểm tra bằng máy móc thiết bị tại hiện trường hoặc trưng cầu, giám định, thử nghiệm tại tổ chức đánh giá sự phù hợp/giám định được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định; Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, về ATTP để thông quan; Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và áp dụng quản lý rủi ro “tích hợp” trong KTCL, kiểm tra ATTP, công khai, kết nối, chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan.
Khi thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện KTCL, kiểm tra ATTP, cơ quan hải quan sẽ tổng hợp nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu về hàng hóa, người nhập khẩu hàng hóa thuộc diện KTCL, kiểm tra ATTP, từ đó sẽ xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo triển khai các nội dung theo Mô hình mới.
Đồng thời, cơ quan hải quan sẽ thực hiện công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia danh mục các mặt hàng được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, các cơ quan trong việc phối hợp, triển khai nhiệm vụ liên quan.
Hai là, áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực KTCL, ATTP. Phương pháp này nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra gồm: Kiểm tra chặt (là việc kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu chứng nhận, giám định, kiểm nghiệm); kiểm tra thông thường ( là việc kiểm tra hồ sơ đăng ký KTCL, kiểm tra ATTP); kiểm tra giảm (là việc kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên không quá 5% trên tổng số lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm của năm liền kề trước đó).
Hàng hóa đã có 3 lần liên tiếp đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt sẽ chuyển sang phương thức kiểm tra thông thường; hàng hóa có 3 lần liên tiếp đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường sẽ chuyển sang phương thức kiểm tra giảm.
Việc áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm đối với cả lĩnh vực chất lượng, ATTP là một trong trong những nội dung cải cách mà Đề án hướng tới, từ đó làm giảm đáng kể số lô hàng nhập khẩu phải KTCL, kiểm tra ATTP.
Ảnh minh họa 
Ba là, đơn giản hóa thủ tục KTCL, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo Mô hình mới, thủ tục về KTCL đã được đơn giản hóa, cắt giảm các bước thủ tục so với quy trình hiện tại, cụ thể: Đối với hàng hóa đã có chứng nhận hợp quy, việc cơ quan hải quan giữ vai trò đầu mối thực hiện KTCL cắt giảm được 2 bước thủ tục trên tổng số 6 bước so với quy trình hiện tại (Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện KTCL).
Đối với hàng hóa chưa có chứng nhận hợp quy, việc cơ quan hải quan giữ vai trò đầu mối thực hiện KTCL cắt giảm được 3 bước thủ tục trên tổng số 10 bước so với quy trình hiện tại (Bộ quản lý ngành, lĩnh vực kiểm tra kết quả giám định của Tổ chức giám định được chỉ định và cấp Thông báo kết quả KTCL đạt yêu cầu nhập khẩu để cơ quan hải quan thông quan).
Việc KTCL được thực hiện tại một đầu mối là cơ quan hải quan, qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, doanh nghiệp có thể biết được kết quả kiểm tra hoặc lý do chưa có kết quả cũng như tình trạng tờ khai đã hay chưa được thông quan, giản tiện việc phải theo dõi, liên hệ với cơ quan thứ ba là cơ quan KTCN. Việc này cũng đồng thời giảm tải cho cơ quan hải quan trong việc theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp và phối hợp trao đổi thông tin với cơ quan KTCN.
Thủ tục về kiểm tra ATTP theo Mô hình mới cũng được đơn giản hóa, cắt giảm các bước thủ tục so với quy trình hiện tại, cụ thể:
Đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra thông thường: Việc cơ quan hải quan giữ vai trò đầu mối thực hiện kiểm tra ATTP cắt giảm được 2 bước thủ tục trên tổng số 5 bước so với quy trình hiện tại (cơ quan được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao/chỉ định thực hiện kiểm tra ATTP).
Đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra chặt, mặc dù việc cơ quan hải quan giữ vai trò đầu mối thực hiện kiểm tra ATTP không cắt giảm được số bước thủ tục so với quy trình hiện tại, song sẽ đạt được các mục tiêu như: trình tự thủ tục kiểm tra ATTP được thực hiện đúng theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thủ tục kiểm tra ATTP được đơn giản hóa do nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu về mức độ tuân thủ pháp luật của người nhập khẩu được tập trung vào một đầu mối là cơ quan hải quan; giúp doanh nghiệp chủ động, lựa chọn quy trình kiểm tra ATTP phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
Thủ tục KTCL, kiểm tra ATTP theo Mô hình mới được đơn giản hơn so với Mô hình hiện tại. Doanh nghiệp giao dịch một đầu mối là cơ quan hải quan để thực hiện đồng thời thủ tục hải quan và thủ tục KTCL, kiểm tra ATTP. Ứng dụng tối đa hệ thống công nghệ thông tin trong việc đăng ký kiểm tra, thực hiện kiểm tra, chuyển đổi phương thức kiểm tra.
Bốn là, áp dụng kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. Một trong những nội dung cải cách của Đề án là áp dụng chuyển đổi phương thức KTCL, kiểm tra ATTP từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường, từ kiểm tra thông thường sang kiểm tra giảm theo mặt hàng để giảm tối đa lô hàng cần phải kiểm tra. Việc áp dụng chuyển đổi phương thức KTCL, kiểm tra ATTP áp dụng đối với hàng hóa giống hệt, không phân biệt nhà nhập khẩu.
Hệ thống tự động xác định hàng hóa được chuyển đổi phương thức kiểm tra trên cơ sở hồ sơ đăng ký kiểm tra của doanh nghiệp; thông tin, dữ liệu, lịch sử kiểm tra đối với mặt hàng giống hệt sẵn có.
Năm là, áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTCL, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp.
Nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTCL, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu theo Mô hình mới được thể hiện thông qua các nội dung: Hệ thống tự động quyết định phương thức kiểm tra, chuyển đổi phương thức kiểm tra, các trường hợp miễn kiểm tra; Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% để đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc diện KTCL, kiểm tra ATTP.
Theo Đề án, nguyên tắc quản lý rủi ro được thực hiện sâu rộng và thực chất thể hiện thông qua việc cơ quan quản lý áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ khác có hiệu quả. Theo đó, cơ quan hải quan sẽ tập trung nguồn lực để kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa của doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật, gian lận thương mại, những lô hàng rủi ro cao có khả năng vi phạm. Đối với các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu, những lô hàng không có rủi ro sẽ được áp dụng phương thức kiểm tra đơn giản, từ đó giảm được thời gian thông quan, giảm chi phí làm thủ tục nhập khẩu.
Nhằm nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, đảm bảo vai trò kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, Đề án đề xuất áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTCL, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu thông qua việc thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% hàng hóa thuộc diện KTCL, kiểm tra ATTP, cụ thể: Cơ quan hải quan thực hiện KTCL, kiểm tra ATTP trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc ngẫu nhiên (không quá 5%) để đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Việc thực hiện kiểm tra như trên có vai trò trong việc nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp do cơ quan hải quan có thể thực hiện kiểm tra bất kỳ lúc nào mặc dù hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp miễn kiểm tra, hàng hóa nhập khẩu đã được chuyển đổi sang áp dụng phương thức kiểm tra thông thường hay kiểm tra giảm.
Sáu là, mở rộng đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP, với dự kiến bổ sung 18 nhóm đối tượng để giảm chi phí quản lý nhà nước và chi phí của doanh nghiệp
Việc mở rộng đối tượng miễn theo Mô hình mới được đề xuất trên nguyên tắc những đối tượng miễn giảm ở Nghị định này (Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Nghị định số 132/2015/NĐ-CP,Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định số 85/2019/NĐ-CP) sẽ được xem xét miễn ở Nghị định kia và ngược lại, đồng thời bổ sung thêm một vài trường hợp và nhân rộng áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực KTCL sẽ làm tăng đối tượng và lô hàng không phải KTCL.
Bảy là, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong Mô hình mới để cắt giảm thời gian, hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan. Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin nhằm đảm bảo Cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống thông quan tự động và hệ thống quản lý rủi ro thực hiện các tính năng: Xác định đối tượng phải kiểm tra, miễm, giảm kiểm tra; quyết định phương thức kiểm; cung cấp các chỉ dẫn cho doanh nghiệp để thực hiện các công đoạn trong KTCN kết hợp với kiểm tra hải quan; hỗ trợ doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn/quy chuẩn mà hàng hóa của họ đáp ứng; kết nối và chia sẻ hồ sơ, dữ liệu cho các bên liên quan; chia sẻ thông tin hiện có cũng như sẽ được chia sẻ thêm thông tin thông quan từ phía cơ quan hải quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước của các Bộ quản lý ngành.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa nhập khẩu đã đạt được một số kết quả nhất định song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, là gánh nặng cho doanh nghiệp.
Để cải cách toàn diện thủ tục KTCN đối với hàng hóa nhập khẩu, Chính Phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án cải cách KTCN theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm. Đây cũng chính là lý do ra đời Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” 
Theo mô hình mới nêu trong Đề án, nhiều thủ tục kiểm tra được đơn giản hóa nhờ nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu của người nhập khẩu được tập trung vào một đầu mối là cơ quan hải quan. Theo đó, khi hàng hóa đủ điều kiện được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng (KTCL) hoặc kiểm tra giảm thì hệ thống điện tử hải quan tự động cập nhật, người nhập khẩu không phải làm thủ tục xin miễn giảm như hiện hành; giảm nhiều giấy tờ trùng lặp giữa hồ sơ hải quan và hồ sơ KTCL. Đề án gồm 7 nội dung cải cách lớn.
Một là, giao cơ quan hải quan là đầu mối trong KTCL, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, cơ quan hải quan sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng (KTCL), kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) đối với hàng hóa nhập khẩu;
Thực hiện kiểm tra hồ sơ, thực hiện kiểm tra bằng máy móc thiết bị tại hiện trường hoặc trưng cầu, giám định, thử nghiệm tại tổ chức đánh giá sự phù hợp/giám định được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định; Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, về ATTP để thông quan; Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và áp dụng quản lý rủi ro “tích hợp” trong KTCL, kiểm tra ATTP, công khai, kết nối, chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan.
Khi thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện KTCL, kiểm tra ATTP, cơ quan hải quan sẽ tổng hợp nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu về hàng hóa, người nhập khẩu hàng hóa thuộc diện KTCL, kiểm tra ATTP, từ đó sẽ xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo triển khai các nội dung theo Mô hình mới.
Đồng thời, cơ quan hải quan sẽ thực hiện công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia danh mục các mặt hàng được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, các cơ quan trong việc phối hợp, triển khai nhiệm vụ liên quan.
Hai là, áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực KTCL, ATTP. Phương pháp này nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra gồm: Kiểm tra chặt (là việc kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu chứng nhận, giám định, kiểm nghiệm); kiểm tra thông thường ( là việc kiểm tra hồ sơ đăng ký KTCL, kiểm tra ATTP); kiểm tra giảm (là việc kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên không quá 5% trên tổng số lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm của năm liền kề trước đó).
Hàng hóa đã có 3 lần liên tiếp đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt sẽ chuyển sang phương thức kiểm tra thông thường; hàng hóa có 3 lần liên tiếp đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường sẽ chuyển sang phương thức kiểm tra giảm.
Việc áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm đối với cả lĩnh vực chất lượng, ATTP là một trong trong những nội dung cải cách mà Đề án hướng tới, từ đó làm giảm đáng kể số lô hàng nhập khẩu phải KTCL, kiểm tra ATTP.
Ảnh minh họa 
Ba là, đơn giản hóa thủ tục KTCL, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo Mô hình mới, thủ tục về KTCL đã được đơn giản hóa, cắt giảm các bước thủ tục so với quy trình hiện tại, cụ thể: Đối với hàng hóa đã có chứng nhận hợp quy, việc cơ quan hải quan giữ vai trò đầu mối thực hiện KTCL cắt giảm được 2 bước thủ tục trên tổng số 6 bước so với quy trình hiện tại (Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện KTCL).
Đối với hàng hóa chưa có chứng nhận hợp quy, việc cơ quan hải quan giữ vai trò đầu mối thực hiện KTCL cắt giảm được 3 bước thủ tục trên tổng số 10 bước so với quy trình hiện tại (Bộ quản lý ngành, lĩnh vực kiểm tra kết quả giám định của Tổ chức giám định được chỉ định và cấp Thông báo kết quả KTCL đạt yêu cầu nhập khẩu để cơ quan hải quan thông quan).
Việc KTCL được thực hiện tại một đầu mối là cơ quan hải quan, qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, doanh nghiệp có thể biết được kết quả kiểm tra hoặc lý do chưa có kết quả cũng như tình trạng tờ khai đã hay chưa được thông quan, giản tiện việc phải theo dõi, liên hệ với cơ quan thứ ba là cơ quan KTCN. Việc này cũng đồng thời giảm tải cho cơ quan hải quan trong việc theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp và phối hợp trao đổi thông tin với cơ quan KTCN.
Thủ tục về kiểm tra ATTP theo Mô hình mới cũng được đơn giản hóa, cắt giảm các bước thủ tục so với quy trình hiện tại, cụ thể:
Đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra thông thường: Việc cơ quan hải quan giữ vai trò đầu mối thực hiện kiểm tra ATTP cắt giảm được 2 bước thủ tục trên tổng số 5 bước so với quy trình hiện tại (cơ quan được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao/chỉ định thực hiện kiểm tra ATTP).
Đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra chặt, mặc dù việc cơ quan hải quan giữ vai trò đầu mối thực hiện kiểm tra ATTP không cắt giảm được số bước thủ tục so với quy trình hiện tại, song sẽ đạt được các mục tiêu như: trình tự thủ tục kiểm tra ATTP được thực hiện đúng theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thủ tục kiểm tra ATTP được đơn giản hóa do nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu về mức độ tuân thủ pháp luật của người nhập khẩu được tập trung vào một đầu mối là cơ quan hải quan; giúp doanh nghiệp chủ động, lựa chọn quy trình kiểm tra ATTP phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
Thủ tục KTCL, kiểm tra ATTP theo Mô hình mới được đơn giản hơn so với Mô hình hiện tại. Doanh nghiệp giao dịch một đầu mối là cơ quan hải quan để thực hiện đồng thời thủ tục hải quan và thủ tục KTCL, kiểm tra ATTP. Ứng dụng tối đa hệ thống công nghệ thông tin trong việc đăng ký kiểm tra, thực hiện kiểm tra, chuyển đổi phương thức kiểm tra.
Bốn là, áp dụng kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. Một trong những nội dung cải cách của Đề án là áp dụng chuyển đổi phương thức KTCL, kiểm tra ATTP từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường, từ kiểm tra thông thường sang kiểm tra giảm theo mặt hàng để giảm tối đa lô hàng cần phải kiểm tra. Việc áp dụng chuyển đổi phương thức KTCL, kiểm tra ATTP áp dụng đối với hàng hóa giống hệt, không phân biệt nhà nhập khẩu.
Hệ thống tự động xác định hàng hóa được chuyển đổi phương thức kiểm tra trên cơ sở hồ sơ đăng ký kiểm tra của doanh nghiệp; thông tin, dữ liệu, lịch sử kiểm tra đối với mặt hàng giống hệt sẵn có.
Năm là, áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTCL, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp.
Nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTCL, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu theo Mô hình mới được thể hiện thông qua các nội dung: Hệ thống tự động quyết định phương thức kiểm tra, chuyển đổi phương thức kiểm tra, các trường hợp miễn kiểm tra; Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% để đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc diện KTCL, kiểm tra ATTP.
Theo Đề án, nguyên tắc quản lý rủi ro được thực hiện sâu rộng và thực chất thể hiện thông qua việc cơ quan quản lý áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ khác có hiệu quả. Theo đó, cơ quan hải quan sẽ tập trung nguồn lực để kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa của doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật, gian lận thương mại, những lô hàng rủi ro cao có khả năng vi phạm. Đối với các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu, những lô hàng không có rủi ro sẽ được áp dụng phương thức kiểm tra đơn giản, từ đó giảm được thời gian thông quan, giảm chi phí làm thủ tục nhập khẩu.
Nhằm nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, đảm bảo vai trò kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, Đề án đề xuất áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTCL, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu thông qua việc thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% hàng hóa thuộc diện KTCL, kiểm tra ATTP, cụ thể: Cơ quan hải quan thực hiện KTCL, kiểm tra ATTP trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc ngẫu nhiên (không quá 5%) để đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Việc thực hiện kiểm tra như trên có vai trò trong việc nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp do cơ quan hải quan có thể thực hiện kiểm tra bất kỳ lúc nào mặc dù hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp miễn kiểm tra, hàng hóa nhập khẩu đã được chuyển đổi sang áp dụng phương thức kiểm tra thông thường hay kiểm tra giảm.
Sáu là, mở rộng đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP, với dự kiến bổ sung 18 nhóm đối tượng để giảm chi phí quản lý nhà nước và chi phí của doanh nghiệp
Việc mở rộng đối tượng miễn theo Mô hình mới được đề xuất trên nguyên tắc những đối tượng miễn giảm ở Nghị định này (Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Nghị định số 132/2015/NĐ-CP,Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định số 85/2019/NĐ-CP) sẽ được xem xét miễn ở Nghị định kia và ngược lại, đồng thời bổ sung thêm một vài trường hợp và nhân rộng áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực KTCL sẽ làm tăng đối tượng và lô hàng không phải KTCL.
Bảy là, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong Mô hình mới để cắt giảm thời gian, hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan. Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin nhằm đảm bảo Cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống thông quan tự động và hệ thống quản lý rủi ro thực hiện các tính năng: Xác định đối tượng phải kiểm tra, miễm, giảm kiểm tra; quyết định phương thức kiểm; cung cấp các chỉ dẫn cho doanh nghiệp để thực hiện các công đoạn trong KTCN kết hợp với kiểm tra hải quan; hỗ trợ doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn/quy chuẩn mà hàng hóa của họ đáp ứng; kết nối và chia sẻ hồ sơ, dữ liệu cho các bên liên quan; chia sẻ thông tin hiện có cũng như sẽ được chia sẻ thêm thông tin thông quan từ phía cơ quan hải quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước của các Bộ quản lý ngành.
Theo Tạp chí Công nghiệp và Tiêu dùng
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 3
  • 8
  • 1
  • 9
  • 6
  • 0
lên đầu trang