Thứ năm, 28/03/2024 | 23:05

Thứ năm, 28/03/2024 | 23:05

An toàn thực phẩm

Cập nhật 07:19 ngày 02/08/2020

Lai Châu: Công khai cơ sở vi phạm ATTP

Là địa bàn miền núi, giao thông đi lại khó khăn, nên công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) của tỉnh Lai Châu gặp không ít khó khăn. Song với sự chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành, đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề này.
Tuyên truyền đến tận thôn, bản
Theo Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Lai Châu, công tác bảo đảm ATTP luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, ngành. Chi cục luôn bám sát chỉ tiêu kế hoạch, chỉ đạo của cấp trên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATTP tới người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Lai Châu phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản an toàn
Chẳng hạn, tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại các thôn, bản; lồng ghép với những buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt các hội, đoàn thể; tổ chức hội thi, sân khấu hóa... để phổ biến kiến thức, pháp luật về vệ sinh ATTP; tổ chức tập huấn kiến thức cơ bản cho các đối tượng là người quản lý, sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh thực phẩm...
Đồng thời, với chức năng, nhiệm vụ của mình, các ngành chức năng cũng chủ động hướng dẫn doanh nghiệp, người dân sản xuất, chế biến, kinh doanh ATTP như: Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, hướng dẫn các cơ sở áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến...
Mặt khác, phối hợp với ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, nhất là các dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và Tháng vệ sinh ATTP.
Qua đó, phát hiện sớm và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định ATTP và công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng, để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng; biểu dương, công khai những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chấp hành tốt các quy định.
Tháo gỡ khó khăn
Mặc dù, công tác quản lý về ATTP luôn được tỉnh chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng với địa bàn miền núi, giao thông đi lại khó khăn, nên công tác bảo đảm ATTP của tỉnh còn gặp những khó khăn nhất định.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Chu Văn Ban - Chi cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lai Châu - cho biết, khó khăn trong công tác bảo đảm ATTP tại tỉnh hiện nay là hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, mùa vụ, nên việc áp dụng các mô hình chuẩn trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm như VietGapAP, HACCP, GMP… gặp nhiều thách thức.
Bên cạnh đó, đầu tư nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu; cơ sở vật chất, năng lực kiểm nghiệm của tỉnh phục vụ công tác quản lý nhà nước về ATTP chưa đáp ứng được yêu cầu nên cũng ảnh hưởng phần nào tới công tác quản lý; lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra chuyên ngành còn mỏng.
“Do đó, cần tăng mức đầu tư kinh phí và phân bổ cho địa phương ngay từ đầu năm để triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP; cung cấp trang thiết bị cho công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý về ATTP” - ông Chu Văn Ban kiến nghị và cho rằng, việc tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương xuống các địa phương là cần thiết. Đây là cơ hội để các địa phương học tập kinh nghiệm, tiếp thu được cách thức kiểm tra, từ đó nhân rộng ra toàn tỉnh.
Lai Châu hiện có 4.286 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể, song cơ bản đã thực hiện các tiêu chuẩn, quy định, điều kiện về vệ sinh ATTP; tự nguyện, chủ động tìm hiểu và tham gia thực hiện các quy định của nhà nước về ATTP.
Theo Báo Công Thương
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 3
  • 8
  • 0
  • 4
  • 9
  • 8
lên đầu trang