Thứ năm, 25/04/2024 | 04:27

Thứ năm, 25/04/2024 | 04:27

CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CHUYỂN GIAO

Sản xuất thử nghiệm xúc xích khô bà bán khô bằng công nghệ vi sinh

  • Tên dự án:
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích khô bà bán khô bằng công nghệ vi sinh
  • Thông tin liên hệ:
  • 1. Ban Điều hành Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến đến năm 2020  - Bộ Công Thương

    Địa chỉ: Phòng 412, 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

    ĐT: 84-24-2.2202.412                   Fax: 84-24-2.2202.412

    Website: http://congnghesinhhoc.com.vn/ 


    2. Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội

    Địa chỉ : Phòng 202-C4, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - Số 1, Đường Đại Cồ Việt, Hà Nội

    Phone : (+84) 24 3868 2470 - Fax : (+84) 24 3868 2470

    Email : [email protected] - Website : http://sbft.hust.edu.vn

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Quy trình công nghệ lên men phù hợp và ổn định cho nhóm xúc xích lên men khô và bán khô ở quy mô công nghiệp. 

Sản phẩm thịt lên men ở Việt Nam mới chỉ một vài sản phẩm truyền thống mang tính vùng miền như nem chua Thanh Hóa, thịt muối chua Thanh Sơn…Các sản phẩm này được làm thủ công, len men tự nhiên, chất lượng không được kiểm soát triệt để, tiềm ẩn nhiều nguy cơ an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng. 

Xúc xích lên men là sản phẩm khá phổ biến trên thế giới bởi hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, sản phẩm này hầu như chưa được sản xuất ở Việt Nam bởi công nghệ sản xuất đòi hỏi khắt khe về nguyên liệu, quá trình lên men và làm khô. 

Từ năm 2011, PGS.TS Phan Thanh Tâm đã cùng các cộng sự thuộc Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về sản xuất thực phẩm lên men từ thịt lợn và thịt bò. 

“Để sản xuất thực phẩm lên men khô từ thịt thì nguồn nguyên liệu và điều kiện sản xuất đòi hỏi rất khắt khe. Đây là những thách thức lớn đối với nhóm nghiên cứu và doanh nghiệp khi áp dụng công nghệ nhất là trong điều kiện chăn nuôi và giết mổ của Việt Nam chủ yếu vẫn thủ công. Chỉ có áp dụng công nghệ sinh học, lựa chọn bổ sung chủng giống phù hợp và kiểm soát chặt chẽ các yếu tố công nghệ thì mới có thể cho ra sản phẩm lên men đảm bảo chất lượng.” - PGS.TS Phan Thanh Tâm  cho biết. 

Công nghệ chung để sản xuất xúc xích lên men gồm các công đoạn: Thịt được nghiền nhỏ trộn với muối và gia vị, nhồi định hình trong bao bì, len men làm chín sinh hóa tự nhiên hoặc có thể sử dụng chủng khởi động, có thể được sấy hay hun khói. Với nhóm thực phẩm lên men như xúc xích lên men để sản xuất được ở quy mô công nghiệp với chất lượng đầu ra ổn định thì việc kiểm soát từ nguyên liệu đầu vào, thành phần gia vị phụ gia, lựa chọn chủng giống phù hợp với nguồn nguyên liệu thịt của Việt Nam cũng như kiểm soát toàn bộ quy trình lên men, làm khô, làm chín và bảo quản là việc làm không hề dễ dàng. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình sản xuất xúc xích lên men khô và bán khô ứng dụng bộ chủng giống trong và ngoài nước. 

Năm 2015, từ kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án “Sản xuất thử nghiệm xúc xích khô bà bán khô bằng công nghệ vi sinh” đã được nhóm nghiên cứu triển khai bằng nguồn kinh phí đề án “Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến đến năm 2020”. Sau một thời gian nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm ở quy mô nhỏ, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện công nghệ lên men phù hợp và ổn định cho nhóm xúc xích lên men khô và bán khô ở quy mô công nghiệp. 


Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 5
  • 2
  • 4
  • 7
  • 3
lên đầu trang