[In trang]
Kiện toàn quản lý chợ nông thôn
Thứ tư, 04/03/2020 - 11:00
Phát triển mạng lưới chợ nông thôn – Tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thông trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) – sẽ góp phần tích cực tiêu thụ sản phẩm tại địa phương, tạo điều kiện cho thương nhân cung cấp hàng hóa thiết yếu. Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phát triển mạng lưới chợ nông thôn – Tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thông trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) – sẽ góp phần tích cực tiêu thụ sản phẩm tại địa phương, tạo điều kiện cho thương nhân cung cấp hàng hóa thiết yếu. Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhiều giải pháp đồng bộ
Theo báo cáo của Sở Công Thương Ninh Bình, giai đoạn 2010 - 2020, trên địa bàn tỉnh có 29 chợ được đầu tư xây dựng mới, cải tạo với nguồn kinh phí khoảng 146,3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương và vốn huy động của doanh nghiệp. Đến nay, tỉnh có 90/118 xã đạt và cơ bản đạt Tiêu chí số 7, tăng 51 xã so với giai đoạn 2011 – 2015. Đại diện Sở Công Thương Ninh Bình cho hay, căn cứ các quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, Sở Công Thương đã phối hợp với các cấp, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 5/5/2014 về việc phê duyệt mô hình chợ đảm bảo vệ sịnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Cùng với đó Sở Công Thương đã ban hành các văn bản để thực hiện Tiêu chí số 7 về chợ trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM; phối hợp với các cấp, ngành liên quan triển khai công tác an toàn thực phẩm tại hệ thống chợ trên địa bàn, thiết kế chợ cho phù hợp quy định và thói quen tiêu dùng của người dân nông thông; bố trí quầy hàng trong chợ bảo đảm an toàn, vệ dinh, phòng chống cháy nổ...
Thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU và Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND, Sở Công Thương đã đẩy mạnh tuyên truyền về công tác xã hội hóa đầu tư đi đôi với đổi mới hình thức quản lý chợ; tích cực hướng dẫn, tạo điều kiện cho các thương nhân có nhu cầu đầu tư, quản lý khai thác được khảo sát, tiếp cận với những chợ có khả năng khai thác cao để lập dự án đầu tư. Bên cạnh đó, Sở Công Thưng cũng lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình Xúc tiến thương mại của tỉnh để hỗ trợ các địa phương đầu tư, nâng cấp chợ nông thôn; vận động địa phương triển khai chuyển đổi, kiện toàn mô hình quản lý, xây dựng nội quy..., từng bước đưa hoạt động chợ đi vào nề nếp.
Việc tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng NTM nói chung và hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã và đang phát huy hiệu quả. Hầu hết các địa phương sau khi được hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ nông thôn đề làm tốt công tác quản lý, điều hành hoạt động của hộ kinh doanh, tiểu thương. Từ đó, thức đẩy quá trình giao thương, trao đổi hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, làm thay đổi rõ rệt diện mạo khu vực nông thôn.
Bảo đảm an toàn thực phẩm tại hệ thống chợ Ninh Bình
Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn phát triển chợ
Bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình triển khai thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn cho thấy một số hạn chế nhất định. Tiến độ đạt Tiêu chí số 7 còn chậm so với yêu cầu đặt ra; nhu cầu nguồn lực ngân sách để thực hiện xây dựng chương trình lớn, trong khi khả năng ngân sách có hạn, công tác xã hội hóa đầu tư gặp nhiều khó khăn...Công tác xã hội hóa, huy động vốn các thành phần kinh tế còn nhiều khó khăn do đầu tư vào chợ nông thôn vùng sâu, vùng xa khó có khả năng thu hồi vốn. Việc phát huy tối đa công năng chợ nông thôn sau khi xây xong vẫn còn những hạn chế nhất định.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% số xã trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn NTM, Sở Công Thương Ninh Bình tiếp tục triển khai hỗ trợ xây dựng Điểm bán hàng Việt, điểm giới thiệu và bán các sản phẩm theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại các xã nông thôn bằng nguồn vốn hỗ trợ của Bộ Công Thương và xúc tiến thương mại của tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng chợ nông thôn; trong đó, tập trung tuyên truyền về công tác chuyển đổi mô hình quản lý theo quy trình UBND tỉnh đã phê duyệt; chủ trương xã hội hóa...
Trong thời gian tới, ngành Công Thương tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt; khuyến khích, tạo điều kiện cho các thương nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng chợ nông thôn tham gia đầu tư xây dựng chợ. Bên cạnh đó, triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ trên địa bàn các huyện, thành phố; tham gia thiết kế cho phù hợp quy định và thói quen tiêu dùng của người dân nông thôn; bố trí quầy hàng trong chợ, công tác đảm bảo vệ sinh, phòng chống cháy nổ, tập huấn cho cán bộ quản lý chợ...
Ông Hoàng Trung Kiên – Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình – nhấn mạnh, bên cạnh việc đẩy mạnh nguồn vốn xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, cần tăng cường tuyên truyền vận động để mọi người hiểu rõ mục tiêu của việc xây dựng và hoàn thành tiêu chí là đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh theo hướng bền vững gắn với vảo vệ môi trường. Qua đó, nâng cao thu thập và đời sống của nhân dân, dân làm, dân thụ hưởng, người dân là chủ thể trong xây dựng NTM.
Sở Công Thương Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành Tiêu chí số 7 tại các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới và hướng dẫn, đôn đốc hoàn thiện yêu cầu của Tiêu chí số 7 để về đích nông thôn mới theo kế hoạch.
Nguyễn Hạnh
(Bài đăng trên Báo Công Thương số 25/2020)