[In trang]
Chuyển giao quy trình nuôi sinh khối Artemia trong bể xi măng lót bạt làm thức ăn cho cá cảnh
Thứ sáu, 17/03/2023 - 14:34
Quy trình tái sử dụng nguồn nước nhằm tiết kiệm được chi phí sản xuất; cải thiện phương pháp thụ hoạch sẽ tăng được năng suất của mô hình, giảm giá thành sản xuất, đồng thời còn chủ động cung cấp Artemia với nhiều kích thước khác nhau tùy theo nhu cầu của người nuôi cá cảnh.
Quy trình tái sử dụng nguồn nước nhằm tiết kiệm được chi phí sản xuất; cải thiện phương pháp thụ hoạch sẽ tăng được năng suất của mô hình, giảm giá thành sản xuất, đồng thời còn chủ động cung cấp Artemia với nhiều kích thước khác nhau tùy theo nhu cầu của người nuôi cá cảnh.
Sinh khối Artemia là thức ăn được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản là đối tượng đã và đang được nuôi đại trà tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở nuôi sinh khối Artemia để cung cấp sinh khối dạng tươi sống cho thị trường cá cảnh. Đây là mô hình nông dân sáng tạo được thành phố công nhận, tuy nhiên đây cũng là quy trình do nông dân tự tìm hiểu để thực hiện nên trong quá trình triển khai mô hình người dân còn gặp một số khó khăn như: qui trình nuôi chưa ổn định về mặt kỹ thuật, qui mô thực hiện trên các bể nhựa 100 lít nhỏ lẻ nên số lượng cung cấp chưa ổn định cho thị trường, tỷ lệ sống Artemia còn thấp, năng suất sinh khối thu hoạch chưa cao, giá thành tạo ra 1kg sản phẩm cao (300.000 đồng/kg).
 Vì vậy, nhằm góp phần đa dạng nguồn thức ăn tươi sống cho thị trường cá cảnh đồng thời giải quyết một số khó khăn của người dân đang gặp phải trong quá trình nuôi Artemia, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã tiếng hành chuyển giao “Quy trình nuôi sinh khối Artemia trong bể xi măng lót bạt làm thức ăn cho cá cảnh” trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình nuôi sinh khối Artemia để khắc phục được một số nhược điểm của người dân. Cụ thể là: tái sử dụng nguồn nước nhằm tiết kiệm được chi phí sản xuất; cải thiện phương pháp thụ hoạch sẽ tăng được năng suất của mô hình, giảm giá thành sản xuất, đồng thời còn chủ động cung cấp Artemia với nhiều kích thước khác nhau tùy theo nhu cầu của người nuôi cá cảnh.
Quy trình nuôi sinh khối Artemia trong bể xi măng lót bạt được mô tả như sau:
Mô tả các bước quy trình nuôi sinh khối Artemia trên bể xi măng lót bạt
Bước 1. Thiết kế hệ thống nuôi sinh khối Artemia
Tổng diện tích 200m2 bao gồm:
- Nhà kho: Chứa thiết bị, dụng cụ phục vụ nuôi sinh khối Artemia: Diện tích 20m2.
- Khu xử lý và chứa nước cấp cho nuôi sinh khối Artemia: Diện tích 40m2
- Khu nuôi sinh khối Artemia: Diện tích 100m2 (gồm 20 bể nuôi lớn nhỏ, mỗi bể nuôi dao động từ 1 – 5 m3 nước tùy điều kiện thực tế).
- Khu xuất bán sinh khối Artemia: Diện tích 20m2
- Khu xử lý nước thải: Diện tích 20m2
Các chỉ tiêu chất lượng nước đạt đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật:
Độ mặn của nước       :  35‰.
Nhiệt độ nước             : 28 – 300C
pH                               : 7,0 – 8,0
DO trong nước từ       : 4 - 5 ppm
Kim loại nặng             : < 0,01 mg/l
NH4+ – N                    : < 0,1 mg/l
NO2 – N                      : < 0,01 mg/l
Kể từ vụ nuôi tiếp theo, nguồn nước được tái sử dụng từ vụ nuôi đầu, quá trình này có thể bổ sung thêm từ 10 – 20% lượng nước mới. Trước khi tiến hành thả giống, nước trong bể cần được gây màu bằng cách bổ sung men vi sinh kết hợp với rỉ đường và thức ăn tôm sú số 0 theo tỉ lệ (0,5:5:2).
Bước 2. Kỹ thuật ấp và thả giống
Trứng Artemia sử dụng là Artemia Vĩnh Châu cho ấu trùng khỏe và hiệu suất nở cao đạt 300.000 ấu trùng/g. Dụng cụ ấp là bình keo trong có thể tích 5 lít, 10 lít, 21 lít. Cung cấp ánh sáng bằng đèn neon liên tục trong suốt quá trình ấp trứng, đèn đặt cách xô ấp 20 cm. Nhiệt độ ấp: 28 - 300C; Độ mặn: 35‰; Mật độ ấp: 3g/lít; Sục khí mạnh và liên tục. Sau 16 - 20 giờ, quan sát thấy trứng bào xác Artemia đã nở thì tiến hành thả giống. Lúc này đa số ấu trùng ở giai đoạn Instar I (khả năng thích ứng cao với những biến đổi của môi trường), rất thuận lợi trong việc thả giống.
Với thể tích tích nuôi là 1 m3 và mật độ nuôi là 1.500 Nauplius/lít thì cần 5 gram trứng và mật độ Artemia đạt được là 1,5 triệu cá thể/ bể. Giống sau khi ấp nở được lọc bỏ vỏ rồi đem thả ở giai đoạn Instar I vào lúc trời mát. Trước khi thả giống thì lấy nước trong bể nuôi cho chảy từ từ vào xô đựng giống cho giống quen dần với nước trong bể nuôi
Bước 3. Thu hoạch
Sinh khối Artemia ở các bể nuôi được thu tỉa theo phương pháp thu tỉa 50%/lần và định kỳ 7 ngày/lần, thu những con tiền trưởng thành. Sau khoảng 14 – 20 ngày nuôi phần lớn Artemia cái đã tham gia sinh sản nên mật độ quần thể sẽ tăng lên. Sinh khối Artemia được thu tỉa vào ban đêm. Artemia có tập tính hướng quang (tập trung về phía có ánh sáng), cơ sở nuôi sử dụng bóng đèn led công suất 50W treo vào một góc bể nuôi, chờ 15 – 20 phút toàn bộ Artemia sẽ gom về nới có ánh sáng. Sau đó dùng lưới có kích thước (50 x 70 cm), với các kích cỡ mắt lưới ≥ 1 mm thu những cá thể vướn vào mắt lưới.
Bước 4. Xuất bán thương mại
Sinh khối Artemia sau khi được thu hoạch được bơm oxy, đóng gói thành từng túi nilong. Sau đó vận chuyển đến các cửa hàng thức ăn cá cảnh và các người nuôi cá cảnh.
Năng suất sinh khối đạt 72 (kg/vụ/năm) cao hơn so với phương pháp thu hoạch 1 lần trước đây 52 (kg/vụ/năm). Chi phí để sản xuất ra 1kg sinh khối Artemia trong quy trình cải tiến là 167.500 đồng/kg hiệu quả hơn so với phương pháp sản xuất truyền thống trước đây (300.000 đồng).
2. Kết quả đạt được khi triển khai mô hình
Đối tượng sản xuất giống là: Artemia ấu trùng giai đoạn instar I (sau 24 giờ nở).
Sản lượng và năng suất thu hoạch sinh sối Artemia nuôi trên bể lót bạt
Hiệu quả sản xuất mô hình nuôi sinh khối Artemia cải tiến so với mô hình truyền thống
3. Hiệu quả kinh tế
Tổng sản lượng cho 12 tháng sản xuất: là 432 kg x 833.000 đồng = 359,86 triệu đồng.
Ưu điểm của mô hình ứng dụng quy trình nuôi sinh khối Artemia cải tiến:
Khi áp dụng kết quả của mô hình vào sản xuất thực tế sẽ tăng hiệu quả sản xuất lên từ 10 - 20% so với sản xuất theo phương pháp truyền thống trước đây cụ thể như sau:
- Sử dụng quy trình tái sử dụng nguồn nước sẽ giảm giá thành và chi phí sản xuất cho vụ nuôi mới.
- Với phương pháp thu tỉa sẽ tăng năng suất của mô hình lên từ 54 g/l/ngày đến 64 g/l/ngày. Sau 8 tuần nuôi, năng suất cải thiện từ 2,4 kg/m3 lên 3,6 kg/m3.
- Sinh khối Artemia thu hoạch với nhiều kích thước khác nhau sẽ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thủy sản. Đây là loại thức ăn giàu dinh dưỡng, không mang mầm bệnh nên sẽ tăng tỷ lệ sống cá trong quá trình nuôi của người dân.
Theo https://cesti.gov.vn/