[In trang]
Tách chiết anthraquinone từ rễ cây ba kích (Morinda officinalis), ứng dụng sản xuất kẹo cứng
Thứ sáu, 29/10/2021 - 10:44
Bài báo công bố kết quả nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly hoạt chất từ rễ ba kích và ứng dụng xây dựng quy trình sản xuất kẹo bổ sung dịch chiết rễ cây ba kích có hoạt chất anthraquinone.
Tóm tắt:
Rễ ba kích là nguồn dược liệu quý trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ thận, tăng cường gân cốt, tăng sức đề kháng, sức dẻo dai.... Rễ ba kích chứa nhiều hoạt chất sinh học như anthraglycosid,  anthraquinone, acid hữu cơ, vitamin C.... Hàm lượng anthraquinone trong rễ ba kích khô ở Tiên Yên, Quảng Ninh là 3,95±0,15%. Để đa dạng cách sử dụng nguồn dược liệu quý này, bài báo công bố kết quả nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly hoạt chất từ rễ ba kích và ứng dụng xây dựng quy trình sản xuất kẹo bổ sung dịch chiết rễ cây ba kích có hoạt chất anthraquinone. Kết quả nghiên cứu đã xác định được nồng độ ethanol sử dụng là 60%, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1: 9 (w/v). Tỷ lệ các nguyên liệu sản xuất kẹo/mẻ: Đường saccharose 100 g, mạch nha 27 g, dịch chiết rễ ba kích 22,0 ml, acid citric 1,0 g, lượng nước bổ sung là 50 ml, thời gian nấu kẹo 25 phút. Sản phẩm đạt yêu cầu về cảm quan và hóa lý, vi sinh đạt TCVN 5908:2009 về kẹo. Hàm lượng anthraquinone trong kẹo đạt 0,192±0,03%. Đánh giá chất lượng sản phẩm theo TCVN 3215–79 sản phẩm đạt 18,8 điểm (đạt loại tốt).
Từ khóa: Anthraquinone; dịch chiết; hoạt chất; kẹo cứng; rễ ba kích.
Rễ ba kích (Ảnh: https://www.thuocdantoc.org/)
Xem toàn bộ bài viết TẠI ĐÂY.
Trần Thị Dịu, Bùi Văn Tú - Đại học Sao Đỏ
(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (73)2021)