COVID-19 – “cú hích” mạnh mẽ phát triển thị trường công nghệ sinh học
Thứ sáu, 24/09/2021 - 14:14
Ngành công nghệ sinh học đã chứng kiến sự phát triển như thế nào trong thời kỳ đại dịch? Thị trường công nghệ sinh học sẽ phát triển ra sau thời kỳ hậu covid-19?
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Nhiều người đã phải vật lộn với các vấn đề liên quan đến tài chính và sức khỏe trong suốt đại dịch. Sau gần 2 năm xuất hiện, đại dịch Covid -19 đã các tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành công nghiệp.
Trong đó, công nghệ sinh học là ngành có sự tác động mạnh mẽ bởi đại dich. Công nghệ sinh học chiếm vị trí quan trọng đối với lĩnh vực y tế. Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghiệp công nghệ sinh học đã nhận được nhiều sự chú ý lớn trong thời gian gần đây, đặc biệt là khi đại dịch Covd-19 xuất hiện trên toàn cầu.
Ngành công nghệ sinh học và dược phẩm đã và đang phát triển một cách vững chắc trong một thập niên gần đây. Rất nhiều loại thuốc như thuốc kháng vi rút và vắc-xin được thử nghiệm và sản xuất. Hàng nghìn công ty đã phát triển các loại thuốc /dược phẩm tiên tiến giúp điều trị cho những người bị bệnh. Ví dụ như, phương pháp điều trị bệnh sỏi thận hiện đang được phát triển bởi các nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành. Sỏi thận thường được coi là một trong những trải nghiệm đau đớn nhất mà một người có thể trải qua, nhưng với sự hỗ trợ nhờ công nghệ sinh học, nỗi đau này đã được giải quyết. Đây là một ví dụ về lý do tại sao công nghệ sinh học là một ngành thiết yếu, ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Các nhà nghiên cứu và các công ty công nghệ sinh học đã không ngừng làm việc để cải thiện điều kiện sống và khả năng điều trị của những đang có nhu cầu cấp thiết.
Vậy, ngành công nghệ sinh học đã chứng kiến sự phát triển như thế nào trong thời kỳ đại dịch, và công nghệ nào đang được phát triển sau đợt bùng phát COVID-19?
Sự bùng nổ của COVID-19 đã khiến ngành công nghệ sinh học bắt đầu hoạt động mạnh mẽ để giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa dịch bệnh
Sự phát triển công nghệ sinh học kể từ khi đại dịch Covid -19 xuất hiện
Ngành công nghệ sinh học đã tồn tại trong nhiều thập kỷ và những đóng góp đối với sức khỏe của nhân loại là không thể phủ nhận. Việc nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc như kháng sinh, vắc xin, v.v ... đều rất cần thiết cho việc điều trị bệnh tại khắp các quốc gia trên thế giới.
Từ đầu năm 2020, ngành công nghiệp công nghệ sinh học tăng trưởng chậm và ổn định như trong thập kỷ trước. Tuy nhiên, thị trường công nghệ sinh học đã bị ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng từ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm 2020 ngay sau khi dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới. Thị trường công nghệ sinh học tụt giảm do nhiều nguyên nhân, nhưng thủ nguyên nhân chính được phát hiện là sự thiếu ổn định kinh tế do quá trình đóng cửa tại nhiều quốc gia để phòng chống dịch bệnh.
Sự phát triển của ngành công nghệ sinh học phụ thuộc vào các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy ngành của các quốc gia trên thế giới. Tại Mĩ, Chiến dịch Warp Speed là sáng kiến của chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và phát triển vắc-xin COVID-19. Khoảng 10 tỷ đô la đã được trao cho các công ty thông qua đạo luật CARES (Coronavirus Aid, Relief, And Economic Securities) vào tháng 3 năm 2020.
Ngay sau khó khăn ban đầu, sự bùng nổ của COVID-19 đã khiến ngành công nghệ sinh học bắt đầu hoạt động mạnh mẽ để giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa dịch bệnh. Việc tăng cường các giải pháp hỗ trợ ngành công nghệ sinh học của các quốc gia đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy ngành công nghiệp này và giúp tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Thị trường công nghệ sinh học đã lấy lại được vị trí, vươn lên tăng trưởng lại sau lần sụt giảm từ tháng 3 năm 2020. Việc phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin trên khắp nước Mỹ đã làm cho ba công ty được nhiều người trên khắp thế giới biết đến rất nhiều đó là: Johnson & Johnson, Moderna và Pfizer. Những công ty này đã trở thành "những anh hùng" trong việc nỗ lực không ngừng sản xuất vắc-xin COVID-19 an toàn để hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Đến nay, ngành công nghệ sinh học trên thế giới đã có sự phát triển vượt bậc. Quy mô thị trường đã tăng lên hàng tỷ đô la và tiếp tục phát triển theo từng ngày. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lại COVID-19 vẫn chưa kết thúc tại hầu hết các quốc gia trên thế giới và vẫn còn rất nhiều việc phải làm như: tiêm chủng cho phần lớn dân số để ngăn chặn một đợt lây lan lớn tiếp theo. Vì vậy, ngành công nghệ sinh học sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai gần.
Các chuyên gia dự đoán, quy mô thị trường của ngành công nghệ sinh học ước tính đạt khoảng 2,44 nghìn tỷ đô la vào năm 2028, tăng 15,83% so với hiện nay.
Tương lai của công nghệ sinh học hậu Covid
Với hiện trạng đại dịch đang là động lực cho ngành công nghệ sinh học, nhiều người tự hỏi tương lai của ngành này sẽ ra sao. Nhiều người dự đoán rằng công nghệ sinh học sẽ tiếp tục phát triển với nhiều nghiên cứu và phát triển được khởi xướng cũng như quy mô thị trường ngày càng tăng.
Lợi tức đầu tư cực kỳ dài, yêu cầu kinh phí sâu và độ không chắc chắn cao kết hợp làm cho các khía cạnh nghiên cứu và phát triển của công nghệ sinh học khác với hầu hết các ngành khác.
Về mặt kinh tế, hầu hết các chuyên gia đều dự đoán ngành công nghệ sinh học sẽ tiếp tục phát triển giống như trong nhiều thập kỷ qua. Quy mô thị trường của ngành công nghệ sinh học ước tính đạt khoảng 2,44 nghìn tỷ đô la vào năm 2028, tăng 15,83% so với hiện nay.
TS Đặng Tất Thành - Vụ Khoa học và công nghệ