[In trang]
Biểu hiện và tính sạch các kháng nguyên 56 kDa các chủng vi khuẩn Orientia tsutsugamushi gây bệnh sốt mò trong Escherichia coli
Thứ tư, 18/11/2020 - 08:02
Bệnh sốt mò (scrub typhus) là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm bệnh lây truyền từ động vật sang người, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Orientia tsutsugamushi Gram âm, truyền bệnh cho người qua vết đốt của ấu trùng mò. Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh sốt mò chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng của bệnh và thường khó phân biệt với các bệnh khác như sốt dengue, sốt rét hay sốt do Leptospira.
TÓM TẮT
Bệnh sốt mò (scrub typhus) là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm bệnh lây truyền từ động vật sang người, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Orientia tsutsugamushi Gram âm, truyền bệnh cho người qua vết đốt của ấu trùng mò. Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh sốt mò chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng của bệnh và thường khó phân biệt với các bệnh khác như sốt dengue, sốt rét hay sốt do Leptospira. Vì vậy, một phương pháp có độ nhạy, độ chính xác cao cho chẩn đoán sốt mò đóng vai trò rất quan trọng. Với mục đích chế tạo bộ kit ELISA cho phát hiện kháng thể kháng vi khuẩn O. tsutsugamushi dùng trong chẩn đoán bệnh sốt mò tại Việt Nam, 4 đoạn gen mã hóa cho vùng quyết định kháng nguyên 56 kDa của các kiểu gen O. tsutsugamushi lưu hành phổ biến tại Việt Nam gồm Karp (HT-09), Gilliam (HT-11), TA763 (HT-49) và Kato (YB-50) đã được tách dòng và biểu hiện trong tế bào vi khuẩn E. coli Rosetta 1. Cả 4 kháng nguyên tái tổ hợp đều được biểu hiện tốt ởdạng không tan (inclusion body). Các protein không tan này đã được làm tan trong nồng độ 6 M urea và tinh sạch thành công bằng sắc ký ái lực với Ni2+. Bốn protein tái tổ hợp HT-09, HT-11, HT-49 và YB-50 sau tinh sạch có độ tinh sạch trên 95% với hàm lượng protein lần lượt là 12,57 mg/ml; 11,6 mg/ml; 8,98 mg/ml và 8,02 mg/ml.
Xem chi tiết bài viết tại đây.
Lê Thị Lan Anh1, *, Trịnh Văn Toàn2, Phạm Thị Hà Giang1, Bùi Thị Thanh Nga1,
Võ Viết Cường1, Hồ Thị Hồng Nhung3, Nguyễn Lê Huyền Trang4, Đinh Duy Kháng5
1Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
2Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
3Học viện Nông nghiệp Việt Nam
4Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và sinh phẩm y tế
5Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
[Nguồn: Tạp chí Công nghệ Sinh học 16(3): 533–541, 2018]