Thứ năm, 25/04/2024 | 18:04

Thứ năm, 25/04/2024 | 18:04

Bài báo khoa học

Cập nhật 08:28 ngày 05/03/2020

Hoàn thiện công thức thức ăn cho cá chình hoa (Anguilla marmorata) giai đoạn thương phẩm

I. ĐẶT VẤN ĐÊ
Nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở Việt Nam, góp phần tăng tích luỹ vốn, xuất khẩu thu về ngoại tệ, cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội. cá chình là đối tượng thủy sản có giá trị dinh dưỡng, thịt thơm ngon, được nhiều người ưa thích. Nuôi cá chình mang lại hiệu quả kinh tế cao, nghề nuôi cá chình ở nước ta hiện nay đã phát triển ra hầu hết các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển này còn thiếu bền vững, nuôi cá chình công nghệ còn lạc hậu sử dụng thức ăn cá tạp. Môi trường và dịch bệnh đều khó kiếm soát, quy mô nhỏ lẻ nên năng suất và hiệu quả thấp (Hoàng Văn Duật và ctv, 2014).
Có nhiều hướng đi đế giải quyết với mục tiêu phát triển bền vững nghề nuôi cá chình. Một trong những cách tiếp cận có tính ưu việt đó là nghiên cứu tạo ra và hoàn thiện các quy trình công nghệ, ứng dụng công nghệ enzyme đế sản xuất thức ăn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn giảm thất thoát, giảm thiếu ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ những nhu cầu trên, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã thực hiện Dự án "Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình", với mục đích nghiên cứu ứng dụng hoàn thiện công thức thức ăn công nghiệp cho cá chình có sử dụng enzym bổ sung vào thức ăn đế nâng cao hiệu quả. Bài báo trình bày một phần kết quả nghiên cứu của Dự án.
II.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu
-  Cá chình hoa giống (Anguilla marmorata), cỡ thả trung bình 125 g/con.
- Thức ăn tổng hợp dạng bột mịn do dự án sản xuất, gồm 03 công thức thức ăn (CTTP1: công thức cho cá chình thương phẩm 1; CTTP2: công thức cho cá chình thương phẩm 2 và CTTP3: công thức cho cá chình thương phẩm 3), thành phần nguyên liệu phối trộn và hàm lượng dinh dưỡng thế hiện ở Bảng 1:
Thiết lập 3 công thức với hàm lượng Protein 46,3 - 46,9%, Lipid 5,6 - 5,7%. Thành phần các nhóm nguyên liệu phối trộn với tỉ lệ như nhau. Riêng với bột cá và bột trùn quế có sự khác nhau giữa công thức 1, 2 và 3 lần lượt là 20%, 24%; 28% và 8%, 4%, 0%. Mục đích đánh giá hiệu quả của việc bổ sung bột trùn quế vào thành phần thức ăn cho cá chình.
2.2 Phương pháp nghiên cứu 
Bố trí thí nghiệm
Thời gian bố trí thử nghiệm: 182 ngày, cá được bố trí ngẫu nhiên trong 9 bế xi măng, có thế tích 20 m3/bế. Mật độ: 20 con/m3
Bố trí thử nghiệm (theo Hình 1): lặp lại 03 lần với mỗi công thức:
CTTP1: nuôi trong 03 bế Nl, N2 và N3;
CTTP2: nuôi trong 03 bế N4, N5 và N6;
CTTP3: nuôi trong 03 bế N7, N8 và N9
Chuẩn bị bể nuôi: rửa sạch bằng xà phòng, ngâm chlorine nồng độ 100 ppm trong 24 giờ, sau đó rửa sạch lạl bằng nước ngọt, phơi bể 1 -2 ngày trước khi cấp nước và thả cá. Lắp đặt hệ thống sục khí.
Thức ăn: dạng bột mịn trộn với nước với tỉ lệ 1: 1,2 - 1,4, đảo đều trong máy trộn cho đến khi đặc quánh, thành khối dạng dẻo, tạo điều kiện cho cá bắt mồi được dễ dàng. Thức ăn được đặt trong sàng cho cá ăn. Theo dõi quá trình bắt mồi của cá, vớt thức ăn dư thừa ra ngoài bẵng vợt lưới mêm, sau khi cho ăn khoảng 20 phút, cân lượng thức ăn thừa để tinh lượng thức ăn cá sử dụng và điều chỉnh lượng thức ăn cho lần tiếp theo.
Chế độ cho ăn: ngày 2 lần, vào 5h và 17h, lượng cho ăn được điều chỉnh theo khả năng bắt mồi của cá, khoảng 2-3% khối lượng thức ăn khô/khối lượng cá/ngày.
Duy trì các yếu tố môi trường nước trong khoảng thích hợp đế cá sinh trưởng tốt: pH từ 6,5 - 8,5; nhiệt độ 26 - 300C; DO >7 mg/L, kiểm soat NH3 < 0,03 mg/L.
Đảm bảo không gian yên tĩnh: hạn chế tối đa sự tác động của tiếng ồn, ánh sáng, các chấn động khác.
Tiến hành vệ sinh đáy, siphon hút chất căn bã bám chặt ở thành bể và đáy sau khi cho ăn 2 giờ. Thay nước ngày 1 lần.
Theo dõi các yếu tố môi trường
-           Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế bách phân (độ chính xác 0,l°C), 1 lần/ngày.
-           Xác đinh pH bằng máy pH metter (Singapore sản xuất, độ chính xác 0,1), 7 ngày/lần.
-           Xác định DO bằng Oxygen Metter: LT Lution DO-5511,1 lần/ ngày.
-           Xác định NH3 7 ngày/lần bằng phương pháp so màu với bộ hóa chất test kit của công ty SERA - Đức.
Theo dõi tăng trưởng, hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của cá
-           Định kỳ 30 ngày tiến hành cân, kiếm tra tốc độ tăng trưởng của cá.
-           Số mẫu bắt ngẫu nhiên: n > 20 con/ mẫu.
-           Tốc độ tăng trưởng bình quân trên ngày:
Ghi chú:
-           wt: Khối lượng cá khi kết thúc thử nghiệm (g)
-           wo: Khối lượng cá khi bắt đầu thử nghiệm (g)
-           -t : thời điểm kết thúc thử nghiệm (ngày)
-           tt: thời điểm bắt đầu thử nghiệm (ngày)
-            wtasd: Khối lượng thức ăn sử dụng (kg), được tính ở dạng bột khô trước khi pha trộn với nước.
-           wg: Khối lượng cá tăng trưởng (kg).
-           TLS: Tỷ lệ sống (%).
 
Xử lý số liệu
Số liệu được lưu trữ và xử lý trong phần mềm Microsoft excel 2013; sử dụng phần mềm SPSS Version 16.0 trong phân tích so sánh phương sai 1 yếu tố (One Way ANOVA), với độ tin cậy 95%.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
(Xem Bảng 2)
Nhiệt độ nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cá chình. Nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của cá chình dao động từ 26,3 - 30,5°C (Zhong, 1991).
Độ pH dao động từ 6,5 - 8,1 thích hợp cho sinh trưởng của cá chình trong khoảng 7 - 9, tối ưu từ 7,5- 8,5. Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý chất lượng môi trường bế nuôi cá chình ở Nhật Bản duy trì nhiệt độ từ 7 - 9 (Usui, 1991).
Nhu cầu oxy của các loài cá chình cũng rất khác nhau, hàm lượng oxy hoà tan thích hợp cho sinh trưởng cá chình là 5 - 10mg/l. Hàm lượng oxy trong ao nuôi <3 mg/l hoặc >12mg/l đều không thuận lợi cho đời sống của cá chình (Matsui, 1979)
Độ pH thích hợp cho sinh trưởng của cá chình trong khoảng 7-9, tối ưu từ 7,5 - 8,5, yêu cầu kỹ thuật trong quản lý chất lượng môi trường ao nuôi cá chình ở Trung Quốc, người ta thường duy trì giá trị pH trong phạm vi từ 7,2 - 8,5, ở Nhật từ 7 - 9 (Usui, 1991).
Nhìn chung các yếu tố môi trường nước nuôi cá chình thương phẩm trong quá trình thử nghiệm được duy trì trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá chình: nhiệt độ dao động từ 26,1 - 30,6°C; pH dao động từ 6,4 - 8,0; hàm lượng oxy dao động từ 7,0 - 7,7 mg/l; hàm lượng NH3 dao động trong khoảng 0 - 0,03 mg/l. (Bảng 3)
Kết quả cho thấy thức ăn có ảnh hưởng đến TĐTT của cá trong quá trình thử nghiệm. TĐTT của cá sử dụng CTTP1 (2,21 g/ngày) và CTTP2 (2,18 g/ngày) cao hơn CTTP3 (2,05 g/ngày). có sự khác biệt về FCR của cá sử dụng 3 công thức thức ăn khác nhau. FCR của cá sử dụng CTTP1 là thấp nhất (2,26) và CTTP3 là cao nhát (2,45).
Tỷ lệ sống của cá thương phẩm sử dụng 3 công thức thức ăn không có sự khác biệt, dao động trong khoảng 97,17 - 97,33%. Như vậy thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nuôi thử nghiệm.
Sử dụng 3 công thức (CTTP1, CTTP2 và CTTP3), với giá được tính theo giá bán (giá thị trường); cá giống thả và cá thu hoạch được định giá theo cỡ cá, căn cứ bảng giá bán cho khách hàng; chi phí thuốc, hóa chất, năng lượng, nhân công, chí khác, lãi ngân hàng và khấu hao công trình được phân bổ theo thực tế và theo định mức. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại thức ăn thử nghiệm được thế hiện ở Bảng 4.
Kết quả nuôi thương phẩm quy mô thử nghiệm sử dụng công thức thức ăn có sử dụng bột trùn quế với tỉ lệ càng cao thì LN, LN/TC, LN/TR và LN/VĐT càng giảm.
Bảng 3 cho thấy cá sử dụng CTTP2 có TĐTT cao hơn CTTP3 và tương đương CTTP1; có LN, LN/TC, LN/TR và LN/VDT (42,2 triệu đồng, 13,94%, 12,24% và 17,35%) gần bằng với CTTP3 (43,43 triệu đong, 14,84%, 12,92% và 18,55%), cao hơn CTTP1 (35,88 triệu đong, 11,55%, 10,35% và 14,31%).
Tổng hợp, đánh giá kết quả thông qua các chỉ tiêu TLS, TĐTT, FCR, LN, LN/TC, LN/TR và LN/VDT ớ hai Bảng 3 và Bảng 4, cho thấy cá chình thương phẩm sử dụng thức ăn có bột trùn quế với tỉ lệ càng cao thì TĐTT càng cao và FCR càng thấp. Tuy nhiên do giá nguyên liệu trùn quế cao (220.000 đồng/kg), nên hiệu quả kinh tế sẽ giảm khi tỉ lệ bột trùn quế tăng cao.
Như vậy đế đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong nuôi cá chình thương phẩm sử dụng CTTP2 có hiệu quả tốt nhất (sử dụng 4% bột trùn quế thay thế bột cá Kiên Giang).
KẾT LUẬN
Trong điều kiện các yếu tố môi trường được duy trì trong khoảng thích hợp với sự phát triển của cá chình thương phẩm: Nhiệt độ dao động từ 26,1 - 30,6°C, pH từ 6,4-8,0; DO > 7 mg/l; NH3 từ 0 - 0,03 mg/L, sử dụng thức ăn tổng hợp dạng bột mịn có bổ sung bột trùn quế cho kết quả tốt hơn, cụ thế:
Tỉ lệ sống: thức ăn không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá chình thương phẩm thử nghiệm;
Tốc độ tăng trưởng: CTTP1: 2,21 g/ngày; CTTP2: 2,18 g/ngày và CTTP3: 2,05 g/ngày;
Hệ số chuyến đổi thức ăn: CTTP1: 2,26; CTTP2: 2,32 và CTTP3: 2,45;
Lợi nhuận (LN): CTTP1: 35,88 triệu đồng; CTTP2: 42,20 triệu đồng và CTTP3: 43,43 triệu đồng;
Tỷ suất lợi nhuận (LN/TC): CTTP1: 11,55%; CTTP2: 13,94% va CTTP3: 14,84%;
Lợi nhuận biên (LN/TR): CTTP1: 10,35%; CTTP2: 12,24% và CTTP3: 12,92%,
Lợi nhuận/vốn đầu tư (LN/VĐT): CTTP1: 14,31%; CTTP2: 17,35% và CTTP3: 18,55% .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
Hoàng Vãn Duật và cộng tác viên, Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzyme và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ để tài cấp Nhà nước thuộc để án phát triển và úng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Mã số: DT.02.12/CNSHCB,2014,138trang
Tài liệu nước ngoài
Atsushỉ Usui, Eel Culture, Fishing New Books. Mead Oxford OxZOEL, 1991,148pages.
Isao Matsui., Theory and Practice of eel culture, Amerind Publishing Co.Pvt.Ltd., New Delhi, 1979,133 pages.
Zhong L, Pond Fisheries in China, Sponsered by Pearl River Fisheries Research Institute of the China Academy of Sciences, International Academic Publishers, 259 pages and the utilization of phosphorus by crucian carp Carassius carassius. J Fish Sci Chin 1984,1991,7(2):! 06-9.
HOÀNG VÀN DUẬT, TRẦN THỊ THU HIỀN, BÙI THỊ THÙY NHUNG, NGUYỄN ĐỨC TÚ
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
(Bài đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ ngành Công Thương, số 38/2019)
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 5
  • 8
  • 2
  • 7
  • 7
lên đầu trang